Trang Nhà

Phước cho những người trọn vẹn trong đường lối mình,
Đi theo luật pháp của Đức Giê-hô-va.
Thi Thiên 119:1.

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

HƯỚNG ĐẾN MỘT GIÁO HỘI TRƯỞNG THÀNH và MỘT NỀN THẦN HỌC MANG BẢN SẮC VIỆT NAM


HƯỚNG ĐẾN MỘT GIÁO HỘI TRƯỞNG THÀNH


MỘT NỀN THẦN HỌC MANG BẢN SẮC VIỆT NAM

Tác giả: MsGs. LÊ VĂN THIỆN, PhD
THẦN  HỌC PHÚC ÂM  (TEE) VIỆT NAM


Kính thưa Ban Tổ chức,  
Kính thưa Quý Đại biểu,

       Phần Một:   HƯỚNG ĐẾN MỘT GIÁO HỘI TRƯỞNG THÀNH

       Khi đưa ra vấn đề ‘Hướng đến một Giáo Hội trưởng thành’ Ban Tổ Chức cuộc Hội Thảo muốn lưu ý sự phát triển của Giáo Hội Tin Lành tại Việt Nam  (HTTLVN) trong một ‘cái nhìn mới,’  với  mục tiêu có tính cách phổ cập cho một xã hội Á Đông, vốn đã có một nền văn hóa bản địa lâu đời.
       Các Tham Luận trong kỳ Hội thảo này có thể rút ra những nét chính của một ‘Giáo Hội trưởng thành.’ Xin đơn cử những Tham Luận có liên quan đến đề tài trên:
       Giáo Hội trưởng hành dám vượt trên những thách thức về xung đột Văn Hóa để gieo trồng Phúc Âm.[1]  
       Giáo Hội trưởng thành thực hiện có hiệu quả việc Hội nhập xuyên suốt qua các nền Văn hóa. [2]
       Giáo Hội trưởng thành phát huy sứ điệp Phúc Âm của Thiên Chúa:Các ngươi là muối của đất, là sự sáng của thế gian.” [3] Tiêu biểu:

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Giải Nghĩa Thi Thiên 42 (Tác giả: Sinh Viên N.K.Đ, TpHCM)


GIỚI THIỆU
                             Trong Kinh thánh Cựu Ước có một sách tuyệt vời, đó là Thi-thiên. Thi-thiên là một trong năm sách văn thơ, được nằm ở vị trí trung tâm của Kinh thánh. Đây là bộ sưu tập những bài Thánh ca, ngợi khen, cầu nguyện... của nhiều tác giả. Từ xưa đến nay, Thi-thiên luôn giữ vị trí chủ yếu trong sinh hoạt tâm linh của cộng đồng tín hữu Cơ đốc. Không riêng người Do-thái mà các tín hữu trên thế giới đều say mê đọc, ca hát và ngâm vịnh Thi-thiên. Có lẽ không có quyển sách nào trong Kinh thánh nói lên những kinh nghiệm sâu nhiệm và sự dạy dỗ thiết thực giúp ích đời sống thuộc linh của tín hữu cho bằng Thi-thiên.[1] Thi-thiên dẫn chúng ta vào mối tương giao với Đức Chúa Trời qua những lời cầu nguyện, ngợi khen, cảm động, suy gẫm và khao khát. Đặc biệt, là những bài Thi-thiên cầu nguyện than khóc xin Đức Chúa Trời giải cứu khỏi hoạn nạn.
              Trong bài này, người viết sẽ khảo sát Thi-thiên đoạn 42, đó là lời cầu nguyện trong khổ nạn. Tại đây, chúng ta sẽ thấy được lòng trông đợi và đức tin của tác giả đối với Đức Chúa Trời, với mong muốn khích lệ đức tin giúp các tín hữu đứng vững trong những hoàn cảnh khó khăn trên bước đường theo Chúa.