Trang Nhà

Phước cho những người trọn vẹn trong đường lối mình,
Đi theo luật pháp của Đức Giê-hô-va.
Thi Thiên 119:1.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Hành Trình Truyền Giáo Lần Thứ 4 của Phao-lô


Hành Trình Truyền Giáo Lần Thứ 4 của Phao-lô

(Tác giả: Sinh Viên N.K D, Tp.HCM)


DẪN NHẬP

               Ý định của Đức Chúa Trời là ban sự cứu rỗi đến các dân tộc, Đại mạng lệnh của Chúa Jesus là ra đi truyền giáo khắp thế gian. Sách Công vụ thuật lại công cuộc truyền giáo của các sứ đồ, trong đó Phao lô là vị sứ đồ truyền giáo cho dân ngoại kết quả nhất. Qua các hành trình truyền giáo của ông, Tin lành được truyền từ châu Á sang châu Âu.
               Phao lô được gặp Chúa trên đường đến Đa mách, qua khải tượng này ông nhận được sứ mạng truyền giáo cho dân ngoại bang. Dưới sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, vào khoảng năm 45 – 48 S.C.[1] Phao lô và Ba na ba thực hiện hành trình truyền giáo lần thứ nhất đến các vùng Tiểu Á. Trong hành trình truyền giáo lần thứ hai từ năm 50 – 53 S.C [2] và lần thứ ba vào khoảng năm 54 – 57 S.C, [3] Phao lô đã đem Tin lành đến Châu Âu, và thành lập nhiều hội thánh tại đây. Nhưng đặc biệt trong hành trình lần thứ bốn Phao lô đã truyền giáo trong hoàn cảnh bị tù đày, để làm chứng nhân tại thủ đô Rô ma hoàn thành ý muốn của Đức Chúa Trời, cũng như mong ước lan rộng Phúc âm của ông.
               Mặc dù nhiều người không công nhận đây là hành trình truyền giáo lần thứ bốn của Phao lô. Nhưng chuyến đi Rô ma trong cảnh tù đày này, Phao lô đã rao giảng Phúc Âm và đem lại kết quả lớn lao cho Chúa. Qua các phiên tòa, qua việc bị giải tù, Phao lô vẫn tiếp tục giảng đạo và viết bốn thư tín rất quí báu. Tại đây, chúng ta có thể thấy Phao lô trung tín thực hiện hành trình truyền giáo lần thứ bốn của mình, thậm chí qua các phương tiện nhà tù. Hành trình của Phao lô chỉ kết thúc khi ông chịu chết cho Chúa như chính lời ông nói (II Tim 4: 7).
              Trong bài này, người viết sẽ đề cập đến chuyến vượt biển nguy hiểm đến Rô ma và thời gian bị giam giữ tại ngục thất của Phao lô. Tại đây, chúng ta có thể thấy dù phải chịu khổ và thiếu tự do khi bị giam giữ, nhưng Phao lô vẫn tiếp tục rao giảng Phúc âm và viết các thư tín.
I.  HÀNH TRÌNH TRUYỀN GIÁO LẦN THỨ BỐN CỦA PHAO LÔ
                A. Chuyến hải hành ngục tù đến Rô ma  (năm 60 S.C)
               Có thể thấy dù Phao lô là một tù nhân của Đế quốc Rô ma, tuy  nhiên trong các thư tín Phao lô tự nhận mình là tù nhân của Đấng Christ (Philêmôn 1: 1). Qua các phiên tòa, Phao lô cũng tận dụng cơ hội để rao giảng cho Chúa và biện minh để cứu mạng sống ông khỏi những kẻ bắt bớ để có thể thực hiện cuộc đua của chức vụ mình. Tại Sê sa rê,      
theo ý vua  Ạc ríp ba có thể tha bổng cho Phao lô khi chưa kêu nài lên Sê sa.[4] Nếu như
vậy có thể Phao lô đã bị người Do thái giết chết do cách đối xử bất chính của Tổng đốc Phết tu trong Công vụ 25: 9, [5] và mạng sống ông không được gìn giữ để hoàn thành
cuộc đua. Lời kêu nài của Phao lô đến Sê sa để hoàn thành ước muốn được đến Rô ma
mở mang chứng cớ Chúa và “Phao lô ý thức rằng các biến cố đưa đẩy ông đến Rô ma là
do thánh ý của Chúa.” [6]
               Cuộc hành trình truyền giáo lần thứ bốn của Phao lô được bắt đầu từ đây.[7] Vào khoảng mùa thu năm 60 S.C.[8] Phao lô được đi bằng đường thuỷ để đến Rô ma và gặp cơn bão lớn. Trong chuyến vượt biển giữa cơn bão này, Phao lô thực sự là một chứng nhân cho Chúa. Trong sách Công vụ  27: 23 – 24  Phao lô nói: “Vì đêm nay Đức Chúa Trời mà tôi thuộc về và phụng sự đã cho thiên sứ Ngài đứng bên tôi mà phán rằng: ‘Phao lô ơi đừng sợ, ngươi cần phải đứng trước mặt Sê sa và nầy Đức Chúa Trời ban cho ngươi hết thảy những kẻ đồng thuyền với ngươi nữa… ” Trong câu 23,  Phao lô cho thấy rằng trước hết ông thuộc về Đức Chúa Trời, kế đến ông phụng sự Ngài. Và trong câu 24 thiên sứ bảo đảm với Phao lô rằng ông sẽ đứng trước mặt Sê sa. Điều này để làm thành lời hứa của Chúa trong Công vụ 23: 11 và niềm khao khát của vị sứ đồ trong Công vụ 19: 21. Theo chương 27: 24  Đức Chúa Trời đã ban cho Phao lô tất cả những người cùng đi thuyền với ông. Điều này cho thấy họ đều ở dưới ông, nếu Phao lô không hiện diện cùng họ, hết thảy họ sẽ mất mạng. Rồi kế đến: “Phao lô bèn lấy bánh, cảm tạ Đức Chúa Trời trước mặt mọi người, đoạn bẻ ra và ăn trước.[9] Ở đây, Phao lô như vị chủ thuyền, trận bão vẫn dữ dội, con thuyền lắc lư, ai nấy đều sợ hãi. Tuy nhiên, Phao lô bảo họ hãy phấn khởi, bình an và ăn một ít thức ăn để có sức lực cần thiết. Có 267 người trong thuyền và chúng ta có thể thấy họ như là thần dân trong vương quốc mà Phao lô cai trị.[10] Sau đó, dù thuyền bị chìm, nhưng nhờ có sự bảo vệ của Chúa trên Phao lô, nên mọi người đều được vào bờ an toàn đến một hòn đảo gọi là Man tơ. Phao lô được cư dân trên đảo đón tiếp cách tử tế. Và tại đây Phao lô đã dùng ân tứ chữa bệnh để chữa lành cho nhiều dân cư bị bệnh trên đảo.[11]
                 Trên biển trong bão tố, Chúa lập vị sứ đồ không chỉ làm chủ nhân cai trị những người đồng thuyền, mà còn là người đảm bảo mạng sống và yên ủi họ. Sau đó, trên đảo Man tơ trong sự bình an, Phao lô không chỉ là sự thu hút thần kỳ trong mắt những kẻ mê tín, mà còn là người chữa lành và đem niềm vui cho dân bản xứ. Nên dân chúng trên đảo rất tôn trọng và quí mến Phao lô, họ dành cho ông và các bạn đồng hành sự kính trọng tốt đẹp. Trong suốt chuyến hải hành dài và trắc trở này, Chúa đã giữ gìn vị sứ đồ trong sự bình an, đồng thời ban năng quyền giúp ông sống vượt trên sự lo lắng, sợ hãi. Phao lô là vị sứ đồ đầy phẩm giá với tiêu chuẩn cao nhất của các mỹ đức con người và biểu lộ các thuộc tính thần thượng, giống như đời sống mà chính Ngài từng sống.[12] Là một tù nhân nhưng trải suốt chuyến hành trình nhọc nhằn đầy gian khó, Phao lô đã sống một đời sống đầy uy quyền, khôn ngoan, và cư xử như một vị vua. Do đó “cơn bão dữ dội cũng không thể ngăn trở mục đích của Đức Chúa Trời, Ngài vẫn tể trị cuộc hành trình đến Rô ma của tôi tớ Ngài.”[13]
              B. Tại ngục thất Rô ma
     
              Ước muốn được đến Rô ma của Phao lô đã trở thành hiện thực, những người thuộc Do thái giáo tìm cách ngăn cản ông đến thế giới ngoại bang nhưng Chúa tể trị đem Phao Lô đến Rô ma. Vào thời xưa thực hiện cuộc hành trình từ Giê ru sa lem đến Rô ma là một việc lớn, nhưng Chúa đem Phao lô đi sâu vào thế giới dân ngoại, thậm chí vào thủ đô đế quốc Rô ma. Nhìn bên ngoài Phao lô là môt tù nhân bị xiềng xích, đang bước vào vùng đất tối tăm của đế quốc bị Satan chiếm đoạt. Nhưng thật ra với tư cách là đại sứ của  Đấng Christ và uy quyền của Ngài, Phao lô đầy vinh hiển và niềm vui khi đến vùng đất mới để rao giảng Phúc Âm và xây dựng Hội thánh. Đang bị tôn giáo bắt bớ trong đế quốc Satan, mặc dầu được Chúa khích lệ trực tiếp (23: 11) và rất can đảm suốt cuộc hải  hành, nhưng Phao lô vẫn vui mừng khi được các anh em nồng nhiệt đón tiếp. Phao lô được thêm lòng can đảm và không cô đơn vì được gặp các tín hữu tại Rô ma.[14]
               Phao lô làm việc hai năm tại Rô ma rao giảng cách dạn dĩ về Chúa Jesus và vương quốc Đức Chúa Trời mà không bị  ngăn trở gì cả. Phao lô được thuê nhà riêng có lính canh gác, tự do tiếp đãi bạn hữu, điều khiển công tác truyền giáo, rao giảng Phúc  Âm.[15] Chúa đã tạo điều kiện cho Phao lô thi hành chức vụ tại đây. Cũng trong thời gian này, Phao lô viết các thư tín: Cô lô se, Ê phê sô, Phi líp và Phi lê môn. Trong thư Phi líp và Phi lê môn,  Phao lô mong ước được tự do. Có lẽ hai năm sau ông được tha khỏi tù và đi thăm Ê phê sô và Ma xê đoan (ITim 1: 3). Tại đó ông viết thư thứ nhất cho Ti mô thê. Có thể sau đó ông đã đến Tây ban nha, và Cơ rết (Tít 1:5) Ni cô bô li (Tít 3:12). Tại đó, ông viết thư cho Tít, rồi đến Trô ách và Mi lê (II Tim 4:13, 20).[16]
II. KẾT QUẢ HÀNH TRÌNH TRUYỀN GIÁO LẦN BỐN
              A. Làm lan rộng Phúc Âm
  Các chương 27 và 28  của sách Công vụ  bày tỏ cho chúng ta thấy Phao lô là một chứng nhân xuất sắc cho Chúa, hoàn toàn sống cho Chúa. Ông bị cầm tù, xiềng xích, bị những lính gác vây quanh, biển động mạnh và thuyền di chuyển khó khăn. Dầu chính Phao lô là một tù nhân ở trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, “Nhưng vị sứ đồ đã chỉ huy con tàu theo đúng nghĩa đen và ra những quyết định và mạng lịnh mang ý nghĩa sống còn cho cả đoàn tàu.[17] Tại đảo Man tơ  Phao lô đã làm phép lạ và chữa bệnh, một số học giả Kinh thánh cho rằng có thể Luca cũng giúp đỡ Phao lô chữa bệnh cho cư dân trên đảo và họ đã trở thành đoàn truyền giáo y khoa đầu tiên.[18] 
 Qua chuyến đi, Phúc âm qua Phao lô đã đến Cơ rết, Man tơ, Syracusơ, Rêghium, Buxôlơ,  Áp-bi-u, Ba quán và Rôma. Tại ngục thất Rô ma “Phao lô rao giảng nước Đức Chúa Trời và dạy những điều về Chúa Jesus Christ cách dạn dĩ mọi bề, chẳng ai ngăn cấm chi cả.[19] Câu cuối cùng của sách Công vụ cho chúng ta thấy rằng cuộc chinh phục bằng thông điệp Phúc âm đã chiến thắng. “Chẳng ai ngăn cấm chi cả ” trong tiếng Hi lạp là một chữ duy nhất có nghĩa: tiếng reo hò đắc thắng… Ngay từ đầu Lu ca đã cho chúng ta biết sơ đồ sách Công vụ khi ông viết rằng Chúa Jesus đã truyền lịnh cho các môn đồ Ngài hãy giảng đạo tại Giê ru sa lem, xứ Giu đê, Samari, cho đến cùng trái đất (Công vụ 1: 8). Hơn ba mươi năm trước, Phúc âm được giảng tại Giê ru sa lem, bây giờ đã đến tại Rô ma. Đó là phép lạ của Đức Chúa Trời! Hội thánh ở đầu sách Công vụ  vốn chỉ có thể đếm bằng số chục bây giờ không thể đếm bằng số ngàn, số vạn. Câu chuyện về con người ở Na xa rét bị đóng đinh trên thập tự giá, đã được loan truyền khắp thế gian với tiến trình chinh phục lòng người cho đến tận bây giờ, đã được rao giảng ở Rô ma, thủ đô của đế quốc La mã,  không hề bị ai cấm cản, ngăn trở gì cả. Phúc Âm đã đến tận trung tâm thế giới thời bấy giờ, được truyền bá tự do.[20] Qua hành trình chức vụ của Phao lô Phúc âm đã đi từ dân Do thái đến dân ngoại bang và  từ Giê ru sa lem đến Rô ma.[21] Tại  đây, Phúc âm được lan rộng và vương quốc Đức Chúa Trời phát triển tại Rô ma, và công tác truyền giáo của Phao lô đã thành công cách lạ lùng.
             B. Viết các thư tín trong tù
             Trước khi kêu nài lên Sê sa, Phao lô mới chỉ viết 6 thư tín là I & II Tê sa lô ni ca
Ga la ti, Rô ma, I & II Cô rinh tô. Trong thời gian bị tù Phao lô viết các thư Cô lô se, Ê phê sô, Phi líp và Phi lê môn. Sau khi ra khỏi tù, ông viết thư I Ti mô thê ,Tít và có lẽ viết thư Hê bê rơ. Trong khi bị tù lần hai, ông viết tiếp II Ti mô thê. Nếu không có 8 thư tín  này, sự khải thị thần thượng sẽ thiếu sót và Hội Thánh sẽ chịu thiệt hại biết bao! Lời kêu nài của Phao lô đã đem lại lợi ích lớn cho mối quan tâm của Chúa.[22]  Nếu không kêu nài như vậy Phao lô đã bị giết chết do âm mưu của những người Do thái (Công vụ 25:1-3, 9). Và ông không thể đến Rô ma để mở mang chứng cớ Chúa cũng như không thể viết tiếp các thư tín cuối. Trong sự tể trị của Đức Chúa Trời, Ngài đã phân rẽ Phao lô khỏi mọi hoàn cảnh, và những cạm bẫy nguy hiểm, đưa ông đến một nhà giam an toàn, điều này tạo cho ông một môi trường yên tĩnh và thời gian ở riêng với Chúa  suy nghĩ để chuẩn bị tại Sê sa rê và viết thư tại Rô ma.
  Trải qua nhiều hoạn nạn, bắt bớ, đau khổ, thử thách, và khi nhìn tình hình Hội Thánh, tôn giáo Do thái, chính trị La mã, với những điều đã nhận nơi Chúa, Phao lô  àng có gánh nặng để viết ra những khải thị mà ông đã thấy. Nếu không được kinh nghiệm những sự kiện này, hẳn Phao lô không thể viết các thư tín một cách thấu đáo như vậy. Mặc dù bất tiện do bị giam cầm, Phao lô đã học bài học sâu sắc và đã viết nhiều lá thư quí giá ở trong tù. Đây là những sách huyền nhiệm, sâu xa và phong phú nhất của sự khải thị thần thượng. Lợi ích mà Hội thánh Chúa trải suốt các đời đã nhận được từ các thư tín trong tù này, cần đến cõi đời đời để đánh giá.[23]   
  KẾT LUẬN
               Phao lô là nhà truyền giáo anh hùng, nhà sáng lập Hội thánh từ Á sang Âu và là  người cung ứng lời Chúa đến cuối cuộc đời. Trong hành trình truyền giáo lần thứ bốn, dù bị sự bắt bớ, ghen ghét của Do thái giáo tối tăm, giả hình nhưng Phao lô đầy can đảm, trung tín và sáng suốt. Cuối cùng nhờ sự tể trị và chăm sóc của Chúa, nên Phao lô đã thực hiện hành trình truyền giáo đến Rô ma  kết quả tốt đẹp, hoàn thành ý muốn của Đức Chúa Trời và Đại mạng lệnh như lời Chúa Jesus đã phán (Công vụ 1:8). Suốt hành trình đầy trắc trở, Phao lô đã sống tôn đại Chúa, làm vinh hiển danh Ngài, ông là chứng nhân sống động, rao giảng Phúc Âm kết quả bất chấp mọi hoàn cảnh như lời bày tỏ trong thư Phi líp 1:19 - 21a. 
              Dù bị giam cầm nhưng trong hành trình truyền giáo này, Phao lô là chứng nhân kỳ diệu cho Phúc Âm từ Giê ru sa lem đến Rô ma, ông truyền giảng từ người Do thái cho đến các nhà lãnh đạo Rô ma, kể cả Sê sa Nê rô. Tại tòa án hay trên thuyền đi giữa bão tố, từ đảo Man tơ… đến giữa thủ đô Rô ma, Phao lô đều thực sự sống cho Chúa, bày tỏ Chúa, làm vinh hiển danh Ngài cách quyền năng và can đảm, ứng nghiệm lời Chúa đã phán[24] (Mathiơ 10: 18-19). Phao lô còn là người cung ứng lời Chúa và lẽ thật cho Hội thánh qua sự rao giảng của ông tại Rô ma và qua các thư tín được viết trong tù. Suốt hai năm ở tại Rôma, ông “Rao giảng Nước Đức Chúa Trời và dạy dỗ những điều về Chúa Jesus cách dạn dĩ mọi bề, chẳng ai ngăn cấm chi cả…”[25] Như chính lời Phao lô đã nói, dù ông bị trói nhưng Đạo Đức Chúa Trời không hề bị trói,[26] nhưng đã được rao giảng, lan rộng khắp nơi để hết thảy dân ngoại bang đều được nghe.
               Qua hành trình truyền giáo lần thứ bốn của Phao lô, người viết thật sự xúc động trước tấm gương rao giảng Tin Lành và đời sống tận hiến vì Chúa của vị sứ đồ. Phao lô  thật sự là một chứng nhân trung tín cho đến chết, đã để lại gương mẫu truyền giáo tốt đẹp cho các tín hữu trải mọi thời đại. Dù hành trình truyền giáo của sứ đồ Phaolô đã kết thúc, nhưng công cuộc rao giảng Phúc Âm vẫn luôn tiến tới và cứ lan rộng cho đến ngày Chúa Jesus tái lâm như lời xác quyết của Lu ca. Đây là mong ước của người viết cũng như toàn thể con cái Chúa. Amen!   
















                                                  THƯ MỤC

            

     Barclay, William. Giải nghĩa Công Vụ Các Sứ Đồ. Anaheim: Vietnamese Ministry,     Ins, 1999.

     Halley, Henry. H. Thánh Kinh Lược Khảo.Tái bản lần hai. Sài Gòn: Cơ Quan Xuất
                  Bản Tin Lành, 1971.

     Lee, Witness. Nghiên Cứu Sự Sống Sách Công Vụ Các Sứ Đồ. Anaheim:LivingStream
                  Ministry, 2009.
                                                                                                                    
     Macdonald, William.  Chú giải Kinh thánh Tân Ước. Thomas Nelson Publishes: Translated in to Vietnamese, 2004

Marshall, I. Horward. et al.  Thánh Kinh Tân Từ Điển.Ấn bản thứ ba. Sài Gòn: NXB Phương  Đông , 2009.         
                                   
     Wiersbe, Warren. W.  Công Vụ Các Sứ Đồ.  Hà Nội: NXB Tôn Giáo, 2005.

     ________Tìm hiểu Tân ƯớcAnaheim: Viện Thần Học Tin Lành Việt nam,  2006.
                                     
                              

























[1] Henry H. Halley. Thánh Kinh Lược Khảo (Sài gòn: Cơ quan xuất bản Tin Lành, tái bản lần 2, 1971), 690.
[2] Henry H. Halley. Sđd, 693.
[3] Henry H. Halley. Sđd, 695.
[4] Warren W. Wiersbe. Giải Nghĩa Công Vụ (Hà Nội: Nhà Xuất bản Tôn Giáo, 2005), 158.
[5] Horward I. Marshall et al. Thánh Kinh Tân Từ Điển  (Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2009), 1431.
[6] ________Tìm Hiểu Tân Ước (Anaheim: Union University of California, 2006), 212.
[7] Witness Lee. Nghiên Cứu Công Vụ Các Sứ Đồ (Anaheim: Living Stream Ministry, 2009), 732.
[8] Henry H. Halley. Sđd, 701.
[9] Công vụ các sứ đồ  27: 35.
[10] Witness Lee. Nghiên Cứu Công Vụ Các Sứ Đồ, 156 - 157.
[11] William Barclay, Giải Nghĩa Công Vụ Các Sứ Đồ (Anaheim: Vietnamese Minitry Ins, 1992), 201.
[12] Witness Lee, Sđd, 158.
[13] Warren W. Wiersbe,  Giải Nghĩa CôngVụ,  196.
[14] William Barclay, Giải Nghĩa Công Vụ Các Sứ Đồ , 203.
[15] Công vụ các sứ đồ  28: 30 – 31.
[16] Mardonanld William, Chú Giải Kinh Thánh Tân Ước (Thomas Nelson Publishes: Translated  in to Vietnamese, 2004), 736.
[17] Mardonanld William, Sđd, 732.
[18] William Barclay, Sđd,  201.
[19] Công vụ các sứ đồ  28: 31.
[20] William Barclay, Sđd,  205 – 206.
[21] Warren W. Wiersbe, Sđd,  202.
[22] Witness Lee, Sđd,  690.
[23] Witness Lee, Sđd,  66.
[24] William Barclay, Sđd , 186.
[25] Công vụ các sứ đồ 28: 31.
[26] II Timôthê 2: 9.

Giải Nghĩa Ê-sai 1:1-31



GIẢI NGHĨA Ê-SAI 1;1-31
(Tác giả: Sinh Viên Trần Văn T. Tp. HCM)
I. GIỚI THIỆU:
     Những biến cố lịch sử của dân Israel đã đòi hỏi các Đấng Tiên tri bước vào chức vụ, nhưng khởi phát rõ ràng nhất là từ sự bội đạo của 10 chi phái của Israel  ngay sau khi chấm dứt thời trị vì của Sa-lô-môn (I Vua 12). Vương quốc phía bắc chọn lấy sự thờ lạy bò con (đạo của Ai Cập) làm quốc giáo và xem như đó cũng là giải pháp chính trị để duy trì tình trạng phân chia với vương quốc Giu-đa ở phía nam. Không lâu sau đó, họ thêm sự thờ lạy thần Ba-anh và đạo tà thần này cũng tràn xuống vương quốc Giu-đa. Các Đấng Tiên tri đã được Đức Giê-hô-va dấy lên: họ xuất hiện trong giai đoạn khủng hoảng này, là lúc dân Đức Chúa Trời lìa bỏ Ngài để theo sự thờ lạy hình tượng như các dân lân cận, Danh Đức Giê-hô-va đã bị lãng quên!.. Song mỗi tiên tri thì không lãng quên, bởi Đức Chúa Trời đã trực tiếp kêu gọi họ từ các chức nghiệp khác nhau: Ê-sai thuộc dòng dõi nhà vua cũng được Ngài sai đi giữa biến cố quan trọng nhất của thời kỳ này để mang sứ điệp mà Ngài muốn rao truyền đến cho dân sự Ngài.[1]
     Thật vậy, nếu như Đức-Giê-hô va dùng các tiên tri để vạch trần hình thức tẻ lạnh của tôn giáo nơi dân Ngài thường xuyên nhắc nhở họ: Đức-Giê-hô-va là Chân thần duy nhất, thì tại đây, chính Tiên tri Ê-sai, cũng mạnh dạn nói lên sự thật “mất lòng” đó. Với ý muốn được cùng con dân Chúa nhận ra rằng: Cựu ước bắt đầu với việc Đức-Giê-hô-va tố cáo loài người vì cớ tội lỗi của họ, và sách Ê-sai cũng bắt đầu như thế, song câu nói về Giu-đa  rằng: Bạn  nghịch sẽ bị nuốt bởi gươm, nếu sẳn lòng vâng lời sẽ ăn sản vật tốt nhất” ( 1: 19-20 ) gói trọn trong đoạn 1 của sách Ê-sai, chính là lý do thúc đẩy quý con dân Chúa cùng người viết giải nghĩa đoạn này hầu góp phần làm tỏ rạng Lẽ thật về ơn tha thứ, ơn cứu chuộc của Đức-Giê-hô-va, là Đấng vốn Nhân từ và Thiện, mà ơn ấy cũng vốn vượt cao hơn, xa hơn  sự nhìn biết của lý trí chúng ta trong cả sách Ê-sai nói riêng và trong cả Kinh thánh nói chung là biết bao! 

II.    GIẢI NGHĨA ÊSAI 1:1-31
1.    Bản văn:
Bản truyền thống
Bản hiện đại
Bản dịch 2011
Bản hiệu đính 2010
1 Về đời Ô-xia, Giô-tham, A-cha và Ê-xê-chia, là các vua nước Giu-đa, thì Ê-sai, con trai A-mốt, có sự hiện thấy về nước Giu-đa và thành Giê-ru-sa-lem.(a)
2 Hỡi các từng trời, hãy nghe; hỡi đất, hãy lắng tai; vì Đức Giê-hô-va có phán rằng: Ta đã nuôi nấng con cái, trưởng dưỡng chúng nó, song chúng nó dấy loạn nghịch cùng ta. 3 Bò biết chủ mình, lừa biết máng của chủ; song Y-sơ-ra-ên chẳng hiểu biết, dân ta chẳng suy nghĩ. 4 Ôi! nước mắc tội, dân mang lỗi nặng nề, tông giống độc dữ, con cái làm bậy bạ kia! Chúng nó đã lìa bỏ Đức Giê-hô-va, khinh lờn Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, đã trở nên xa lạ và lui đi.
5 Các ngươi sao còn cứ bạn nghịch, để lại bị đánh nữa? Đầu đều đau đớn cả, lòng đều mòn mỏi cả. 6 Từ bàn chân cho đến đỉnh đầu, chẳng có chỗ nào lành: rặt những vết thương, vít sưng cùng lằn mới, chưa rịt, chưa quấn, cũng chưa bôi dầu cho êm. 7 Xứ các ngươi là nơi hoang vu, thành các ngươi bị lửa thiêu hủy; dân ngoại nuốt đất đai các ngươi trước mặt các ngươi, hoang vu như bị dân ngoại phá tán. 8 Con cái Si-ôn bị bỏ lại như lều vườn nho, như chòi ruộng dưa, như thành bị vây. 9 Ví bằng Đức Giê-hô-va vạn quân chẳng để chúng ta còn sót lại chút đỉnh, thì chúng ta sẽ giống thành Sô-đôm và như thành Gô-mô-rơ vậy!(b)
10 Hỡi các quan trưởng Sô-đôm, hãy nghe lời của Đức Giê-hô-va. Hỡi dân Gô-mô-rơ, hãy để tai vào luật pháp của Đức Chúa Trời chúng ta! 11 Đức Giê-hô-va phán: Muôn vàn của lễ các ngươi nào có can hệ gì đến ta? Ta đã chán chê của lễ thiêu bằng chiên đực và mỡ của bò con mập. Ta chẳng đẹp lòng về huyết của bò đực, chiên con và dê đực đâu.(c) 12 Khi các ngươi đến chầu trước mặt ta, ai khiến các ngươi giày đạp hành lang ta?
13 Thôi, đừng dâng của lễ chay vô ích cho ta nữa! Ta gớm ghét mùi hương, ngày trăng mới, ngày sa-bát cùng sự rao nhóm hội; ta chẳng khứng chịu tội ác hội hiệp nơi lễ trọng thể. 14 Thật, lòng ta ghét những ngày trăng mới và kỳ lễ các ngươi, là nặng nề cho ta, ta lấy làm mệt mà gánh lấy. 15 Vậy nên, khi các ngươi giơ tay, thì ta che mắt khỏi các ngươi. Khi các ngươi cầu nguyện rườm rà, ta chẳng thèm nghe. Tay các ngươi đầy những máu. 16 Hãy rửa đi, hãy làm cho sạch! Hãy tránh những việc ác khỏi trước mắt ta. Đừng làm dữ nữa. 17 Hãy học làm lành, tìm kiếm sự công bình; hãy đỡ đần kẻ bị hà hiếp, làm công bình cho kẻ mồ côi, binh vực lẽ của người góa bụa.
18 Đức Giê-hô-va phán: Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội các ngươi như hồng điều, sẽ trở nên trắng như tuyết; dầu đỏ như son, sẽ trở nên trắng như lông chiên. 19 Nếu các ngươi sẵn lòng vâng lời, sẽ ăn được sản vật tốt nhất của đất. 20 Nhược bằng các ngươi chẳng khứng và bạn nghịch, sẽ bị nuốt bởi gươm; vì miệng Đức Giê-hô-va đã phán.
21 Ôi! thành trung nghĩa đã hóa ra kỵ nữ, nó vốn đầy sự chánh trực, và sự công bình ở trong nó, mà bây giờ đầy những kẻ giết người! 22 Bạc ngươi biến thành cặn, rượu ngươi pha lộn nước. 23 Các quan trưởng của dân ngươi là đồ phản nghịch, làm bạn với kẻ trộm, mỗi người trong chúng đều ưa của hối lộ, đeo đuổi theo tài lợi; chẳng làm công bình cho kẻ mồ côi, vụ kiện của người góa bụa chẳng đến cùng chúng nó.
24 Vậy nên, Chúa, là Đức Giê-hô-va vạn quân, Đấng Quyền năng của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: Ôi! ta sẽ được thỏa lòng về kẻ đối địch ta, và báo trả kẻ cừu thù ta! 25 Ta sẽ lại tra tay trên ngươi, làm tan sạch hết cáu cặn ngươi, và bỏ hết chất pha của ngươi. 26 Ta sẽ lập lại các quan xét của ngươi như ngày trước, các mưu sĩ của ngươi như lúc đầu. Rồi sau người ta sẽ xưng ngươi là thành công bình, là ấp trung nghĩa. 27 Si-ôn sẽ được chuộc bởi sự chánh trực, còn kẻ nào trở lại đó thì được chuộc bởi sự công bình. 28 Song những kẻ bạn nghịch và mắc tội sẽ cùng bị hủy diệt, còn kẻ bỏ Đức Giê-hô-va sẽ bị diệt vong. 29 Vậy các ngươi sẽ hổ thẹn vì những cây thông mình ưa; mắc cỡ vì những vườn mình đã chọn. 30 Vì các ngươi sẽ giống như cây thông khô lá, như vườn không nước. 31 Người mạnh sẽ như bã gai, việc làm của nó như đóm lửa; cả hai sẽ cùng nhau cháy, chẳng có ai dập tắt.

1 Chúa mở mắt cho Ê-sa con A-mốt thấy rõ thực trạng của nước Do Thái và thủ đô Giê-ru-sa-lem dưới triều các vua Ô-xia, Giô-tham, A-cha và Ê-xê-chia.
2 Các tầng trời, hãy nghe! Địa cầu, hãy lắng tai! Vì Chúa Hằng Hữu phán dạy: "Ta đã cưu mang, nuôi dưỡng đàn con, thế mà chúng nổi loạn chống nghịch Ta! 3 Bò còn biết chủ; lừa còn biết bàn tay chủ săn sóc cho ăn và biết máng cỏ của chủ mình. Nhưng Y-sơ-ra-ên u mê; dân Ta thật đần độn không hiểu biết gì." 4 Khốn cho quốc gia tội lỗi, dân tộc gian tà, dòng dõi làm ác, nhân dân thối nát! Họ đã bỏ Chúa Hằng Hữu, khước từ Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, và lùi sâu vào con đường thoái hóa.
5 Thân các con đâu còn chỗ để chịu roi vọt; sao các con còn tiếp tục chống đối để bị đòn thêm? Đầu óc đều ê ẩm, lòng dạ đều tan nát. 6 Từ bàn chân đến đỉnh đầu, không còn chỗ nào lành lặn, chỉ đầy những thương tích, lằn đòn, vết sưng bầm mới chưa hàn gắn, chưa băng bó, cũng chưa xoa dầu cho dịu bớt cơn đau nhức. 7 Đất nước bị tàn phá; các thành phố bị thiêu hủy; các cánh đồng màu mỡ bị bỏ hoang. Quân thù thẳng tay cướp phá, bóc lột ngay trước mắt các con, gây ra những cảnh tượng điêu tàn. 8 Các con đành bó tay chịu trận, ứa nước mắt nhìn non sông bị dày xéo, phá hoại tang thương.
9 Nếu Chúa Hằng Hữu không thương tình cho một số dân sống sót, chắc hẳn giống nòi ta đã bị tiêu diệt hoàn toàn như Sô-đôm và Gô-mo. 10 Các cấp lãnh đạo dân tộc, là những người gian ác dâm đãng như dân Sô-đôm và Gô-mo kia! Hãy nghe lời dạy của Chúa: 11 "Ta đã chán ngấy các sinh tế. Đừng đem lễ vật dâng cho Ta nữa. Dê béo, bò mập, máu tươi sinh tế đã mất hết ý nghĩa. 12 Ai bảo các ngươi đến dẫm chân trên các hành lang Ta trong ngày thờ phượng mà lòng không chịu ăn năn? 13 Đừng đem dâng lễ vật vô nghĩa cho Ta nữa. Trầm hương các ngươi đốt lên đã biến thành mùi hôi hám. Những ngày lễ linh đình, mùa trăng mới, ngày lễ Sa-bát, ngày nhịn ăn, ngay cả những buổi họp long trọng tôn nghiêm cũng đều giả dối cả. 14 Ta ghê tởm tất cả, không thể nào chấp nhận. 15 Khi các ngươi chắp tay kêu xin, Ta chẳng muốn nhìn. Khi các ngươi đọc kinh cầu nguyện rườm rà, Ta chẳng thèm nghe, vì tay các ngươi nhúng vào máu người vô tội.
16 "Hãy rửa cho sạch. Hãy chấm dứt tội ác; lìa bỏ những việc gian tà trước mặt Ta. 17 Hãy học làm lành, xét xử công minh, giải phóng người bị áp bức, bênh vực cô nhi, quả phụ."
18 Chúa kêu gọi: "Hãy đến thảo luận với Ta. Dù tội ác các ngươi đen như mực, Ta sẽ tẩy sạch như tuyết; dù đỏ như son, Ta sẽ phiếu trắng hơn lông chiên. 19 Nếu các ngươi sẵn lòng vâng lời, thì Ta sẽ cho các ngươi no nê sung mãn; 20 nhưng nếu còn ngoan cố, chống nghịch, thì các ngươi sẽ bị quân thù tàn sát." Ta quả quyết như vậy.
21 Giê-ru-sa-lem! Người vợ hiền của Ta đã biến thành gái mãi dâm, chạy theo các tà thần. "Thủ Đô Thành Tín" đã trở thành sào huyệt bọn sát nhân. 22 Ngày trước ngươi là bạc tinh ròng; ngày nay đã pha trộn bao nhiêu hợp chất cáu cặn. Ngày trước như rượu nho nguyên chất, ngày nay đã nhạt phèo như nước lã. 23 Cấp lãnh đạo các ngươi đều nổi loạn, thông đồng với trộm cướp, ăn hối lộ nên không còn đếm xỉa đến quyền lợi của cô nhi, quả phụ.
24 Vì thế, Chúa Hằng Hữu Toàn Năng Đấng đầy uy lực của Y-sơ-ra-ên bảo: "Ta sẽ tiêu diệt quân thù và báo thù kẻ chống nghịch. 25 Ta sẽ đưa tay đánh ngươi, đốt sạch ten rỉ và luyện cho ngươi sạch hết các hợp chất hỗn tạp. 26 Ta sẽ lập lại các quan án và các cố vấn như ngươi từng có ngày xưa. Sau đó, ngươi sẽ được gọi là Thành Phố Công Nghĩa, là Đô Thị Thành Tín. 27 Những người quay lại với Chúa để trở thành công chính, thiện lành đều sẽ được cứu chuộc; 28 nhưng những người tội lỗi, gian ác sẽ bị thảm bại, những kẻ khước từ Chúa Hằng Hữu sẽ bị diệt vong. 29 Họ sẽ bị nhục nhã, nhuốc nhơ vì đã dâng tế lễ cho thần tượng trong "các vườn thánh," dưới gốc "Các Cây Thần." 30 Họ sẽ chết đi như vườn khô hạn, như cây héo tàn. 31 Những kẻ mạnh nhất sẽ bốc cháy như rơm rác. Việc ác họ làm đã trở thành que diêm châm lửa, một khi lửa cháy, không ai còn dập tắt được nữa."

1 Đây là khải tượng mà I-sa-gia con của A-mô đã thấy liên quan đến Giu-đa và Giê-ru-sa-lem, trong thời các vị vua của Giu-đa là U-xi-a, Giô-tham, A-khát, và Hê-xê-ki-a:
2 Hỡi các từng trời, hãy lắng nghe;Hỡi trái đất, hãy lắng nghe,Vì CHÚA phán rằng, “Ta đã nuôi nấng con cái và trưởng dưỡng chúng nó,Nhưng chúng nó đã phản nghịch Ta.
3 Bò còn biết chủ nó là ai,Lừa còn biết máng cỏ chủ dành cho nó;Nhưng I-sơ-ra-ên lại không biết;Con dân Ta chẳng hiểu biết gì cả.”
4 Ôi, nước tội lỗi,Dân phạm tội nặng nề,Dòng dõi những kẻ gian ác,Con cái hư hỏng bại hoại,Chúng đã lìa bỏ CHÚA;Chúng đã khinh bỉ Đấng Thánh của I-sơ-ra-ên;Chúng đã quay lưng bỏ đi!
5 Sao ngươi muốn bị đòn nữa?Sao ngươi cứ phản nghịchCả đầu đều đau nhức;Con tim tan nát cả rồi.
6 Từ bàn chân cho đến đỉnh đầu chẳng chỗ nào lành lặn cả;Toàn là vết bầm, lằn roi, và vết thương rướm máu;Chúng chưa được rịt lành, chưa được băng bó, chưa được thoa dầu.
7 Xứ sở các ngươi hoang tàn;Thành phố các ngươi bị lửa thiêu hủy;Người ngoại quốc cướp lấy đất các ngươi ngay trước mắt các ngươi;Đất nước các ngươi tan hoang như bị quân ngoại bang chiếm đoạt.
8 Ái nữ của Si-ôn bị bỏ lại như lều nhỏ nơi vườn nho, như chòi canh nơi vườn dưa, như một thành bị vây hãm.
9 Nếu CHÚA các đạo quân không chừa lại cho chúng ta một ít người sống sót.Chúng ta đã trở nên như Sô-đôm, và đã giống như Gô-mô-ra rồi.
10 Hỡi những người lãnh đạo của Sô-đôm,Hãy nghe lời của CHÚA;Hỡi dân chúng ở Gô-mô-ra,Hãy lắng nghe luật pháp của Đức Chúa Trời chúng ta.
11 CHÚA phán, “Muôn vàn của lễ các ngươi dâng có giá trị gì đối với Ta chăng?Ta đã chán ngán những của lễ thiêu bằng chiên đực và mỡ các thú vật mập lắm rồi;Ta không vui nhậm huyết của bò đực, chiên đực, và dê đực do các ngươi dâng hiến.
12 Khi các ngươi đến trình diện trước mặt Ta,Ai đòi tay các ngươi làm thế, mà các ngươi đến giẫm lên sân Ta?
13 Thôi, đừng dâng cho Ta các của lễ chay vô ích nữa.Ta ghê tởm mùi hương khói các ngươi dâng lắm rồi;Đừng triệu tập những cuộc họp vào ngày Mồng Một,(a) ngày Sa-bát, và các cuộc lễ hội nữa;Ta không chịu nổi sự hiện diện của tội lỗi giữa những cuộc họp trọng thể đâu.
14 Linh hồn Ta thật chán ghét những ngày lễ đầu tháng và những kỳ lễ hội của các ngươi.Những ngày lễ ấy đã thành một gánh nặng cho Ta;Ta thật mệt mỏi vì phải chịu đựng các ngày lễ hội ấy.
15 Khi các ngươi đưa tay lên cầu nguyện,Ta sẽ che mắt để khỏi phải nhìn thấy các ngươi;Dù các ngươi có cầu nguyện nhiều bao nhiêu,Ta cũng chẳng nghe,Vì tay các ngươi dính đầy máu.
16 Hãy tắm rửa đi;Hãy thanh tẩy cho sạch đi;Hãy cất bỏ khỏi mắt Ta những việc gian ác của các ngươi đi;Hãy ngưng làm điều ác.
17 Hãy học làm điều thiện;Hãy tìm kiếm công lý;Hãy giải cứu kẻ bị áp bức;(b)Hãy binh vực các cô nhi;Hãy biện hộ cho người góa bụa.”
18 CHÚA phán, “Bây giờ chúng ta hãy đến và thương thảo với nhau.Dù tội lỗi các ngươi đỏ như son, chúng sẽ trở nên trắng như tuyết,Dù tội lỗi các ngươi đỏ thẫm như vải điều, chúng sẽ trở nên trắng như lông chiên.
19 Nếu các ngươi bằng lòng và vâng lời,Các ngươi sẽ được hưởng những hoa màu tốt tươi trong xứ;
20 Nhưng nếu các ngươi khước từ và phản nghịch,Gươm giáo sẽ ăn nuốt các ngươi.”Thật miệng CHÚA đã phán vậy.
21 Ôi, thành trung tín xưa kia sao nay đã trở thành một con điếm!Một thành vốn đầy công lý,Lẽ công chính đã ở trong thành ấy,Nhưng bây giờ nó đã trở nên chỗ ở của bọn giết người!
22 Bạc của ngươi đã biến ra đồ cặn bã;Rượu ngon của ngươi đã bị pha nước vào.
23 Những kẻ cầm quyền của ngươi là đồ phản nghịch,Bạn bè của phường trộm cướp.Người nào cũng thích ăn hối lộ và chạy theo quà cáp.
Chúng không binh vực lẽ phải cho các cô nhi;Chúng không xét đến duyên cớ của người góa bụa.
24 Vì thế, Chúa, CHÚA các đạo quân, Đấng Quyền Năng của I-sơ-ra-ên, phán, “Nầy, Ta sẽ đổ cơn thịnh nộ trên quân thù của Ta;Chính Ta sẽ báo trả những kẻ chống nghịch Ta.
25 Ta sẽ trở tay Ta chống lại ngươi;Ta sẽ tẩy sạch hết cặn bã khỏi ngươi;Ta sẽ cất khỏi ngươi những gì đã pha trộn, làm mất đi phẩm chất tinh ròng.
26 Ta sẽ lập lại những người lãnh đạo(c) của ngươi giống như ngày trước,Các mưu sĩ của ngươi sẽ như thuở ban đầu;Sau đó người ta sẽ gọi ngươi là ‘Thành Công Chính,’ là ‘Thành Trung Tín.’”
27 Si-ôn sẽ được giải cứu(d) nhờ công lý;Những ai ở trong thành biết ăn năn quay về với công chính sẽ được giải cứu.
28 Nhưng những kẻ phản nghịch và những kẻ tội lỗi sẽ cùng nhau bị tiêu diệt,Và những kẻ lìa bỏ CHÚA sẽ bị diệt vong.
29 Này, các ngươi sẽ bị xấu hổ vì những cây sồi các ngươi ưa thích;Các ngươi sẽ phải hổ thẹn vì vườn cây các ngươi đã chọn,
30 Vì các ngươi sẽ như cây sồi khô lá,Như mảnh vườn không nước.
31 Kẻ nào mạnh sẽ như cái bùi nhùi mồi lửa;Công việc của nó (e) sẽ như một ngọn lửa bùng lên;Kẻ ấy và công việc của nó sẽ cùng nhau bị cháy cho đến khi bị tàn rụi,Và không ai có thể dập tắt.

1 Vào thời Ô-xia, Giô-tham, A-cha và Ê-xê-chia, là các vua nước Giu-đa, thì Ê-sai, con trai A-mốt, nhận khải tượng về nước Giu-đa và thành Giê-ru-sa-lem.
2 Hỡi các tầng trời hãy nghe, hỡi đất hãy lắng tai!Vì Đức Giê-hô-va phán rằng:“Ta đã nuôi nấng con cái, cho chúng lớn khôn,Nhưng chúng phản loạn cùng Ta.
3 Bò còn biết chủ mình,Lừa còn biết máng cỏ của chủ;Nhưng Y-sơ-ra-ên thì không biết,Dân Ta chẳng hiểu gì.”
4 Khốn cho quốc gia tội lỗi,Dân tộc phạm tội nặng nề,Dòng dõi làm ác,Con cái đồi bại kia!Chúng đã lìa bỏ Đức Giê-hô-va,Khinh bỉ Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên,Trở nên xa lạ và quay lưng đi.
5 Sao các ngươi cứ tiếp tục nổi loạn,Để lại bị trừng phạt nữa?Cả đầu đều bị thương tích,Lòng dạ đều tan nát.
6 Từ bàn chân cho đến đỉnh đầu,Không chỗ nào lành,Những thương tích, vết sưng bầm,Và những vết thương mới,Chưa được rịt lại, chưa được băng bó,Cũng chưa được xoa dầu cho êm.
7 Xứ sở các ngươi bị hoang tàn,Thành trì các ngươi bị thiêu hủy;Đất đai các ngươi bị ngoại bang thôn tính(a)Ngay trước mặt các ngươi,Khiến nó hoang tàn khi bị ngoại bang đạp đổ.
8 Con gái Si-ôn bị bỏ lạiNhư túp lều trong vườn nho,Như chòi canh trong ruộng dưa,Như thành bị bao vây.
9 Nếu Đức Giê-hô-va vạn quânKhông chừa lại cho chúng ta một ít người sống sót,Thì chúng ta đã như thành Sô-đômVà giống như thành Gô-mô-rơ rồi!
10 Hỡi các thủ lĩnh Sô-đôm,Hãy nghe lời của Đức Giê-hô-va!Hỡi dân Gô-mô-rơ,Hãy lắng tai nghe luật pháp của Đức Chúa Trời chúng ta!
11 Đức Giê-hô-va phán:“Vô số sinh tế của các ngươi chẳng có ý nghĩa gì đối với Ta?Ta đã chán các tế lễ thiêu bằng chiên đực,Và mỡ của súc vật mập.Ta chẳng hài lòng về máu của bò đực,Hoặc chiên con và dê đực.
12 Khi các ngươi đến trước mặt Ta,Ai đòi hỏi điều nầy từ tay các ngươi,Để các ngươi giày đạp hành lang Ta?
13 Đừng tiếp tục đem tế lễ chay vô ích đến nữa!Ta ghê tởm trầm hương,Lễ hội trăng mới, ngày sa-bát và các cuộc nhóm họp khác;Ta không chịu nổi việc cứ phạm tội rồi lại nhóm họp trọng thể.
14 Ta chán ghét các lễ hội trăng mớiVà những lễ hội định kỳ của các ngươi.Các lễ hội ấy trở thành gánh nặng cho Ta,Ta mệt mỏi mà mang chúng.
15 Vì thế, khi các ngươi đưa tay lên,Thì Ta che mắt khỏi các ngươi.Cho dù các ngươi có cầu nguyện nhiều,Ta cũng chẳng nghe.Vì tay các ngươi đẫm máu.
16 Hãy rửa cho sạch, hãy thanh tẩy chính mình!Hãy loại bỏ những việc ác khỏi mắt Ta;Đừng làm điều ác nữa.
17 Hãy học làm lành,Tìm kiếm công lý;Giúp đỡ người bị áp bức,Xét xử công minh cho kẻ mồ côi,Bênh vực lý lẽ người góa bụa.”
18 Đức Giê-hô-va phán:“Bây giờ hãy đến, để chúng ta biện luận với nhau:Dù tội các ngươi đỏ như son,Sẽ trở nên trắng như tuyết;Dù đỏ thắm như vải điều,Sẽ trở nên trắng như lông chiên.
19 Nếu các ngươi sẵn lòng vâng lời,Thì sẽ được ăn sản vật tốt lành của đất.
20 Nhưng nếu các ngươi khước từ và nổi loạn,Các ngươi sẽ bị hủy diệt(b) bởi gươm;Vì miệng Đức Giê-hô-va đã phán.”
21 Ôi! Một thành trung nghĩaĐã trở nên gái điếm!Nó vốn đầy công lý,Và là nơi công chính ngự trị.Nhưng nay đầy những kẻ giết người!
22 Bạc của ngươi biến thành cặn bã,Rượu nho của ngươi bị pha loãng với nước.
23 Cấp lãnh đạo của ngươi là những kẻ nổi loạn,Liên kết với những kẻ trộm cướp.Tất cả bọn họ đều thích ăn hối lộ,Và chạy theo quà cáp.Họ không xét xử công minh cho kẻ mồ côi,Cũng chẳng đếm xỉa gì đến vụ kiện của người góa bụa.
24 Vì thế, Chúa là Đức Giê-hô-va vạn quân,Đấng quyền năng của Y-sơ-ra-ên phán:Nầy! Ta sẽ thỏa dạ về sự trừng phạt kẻ đối địch Ta,Và báo trả những kẻ thù của Ta.
25 Ta sẽ ra tay chống lại ngươi;Luyện cho ngươi sạch hết cáu cặn như luyện kim,Và loại bỏ mọi tạp chất khỏi ngươi.
26 Ta sẽ lập lại các quan xét của ngươi như trước,Và các cố vấn như thuở ban đầu.Sau đó, ngươi sẽ được gọi là thành phố công chính,Là thành trung nghĩa.”
27 Si-ôn sẽ được chuộc bởi công lý,Và dân trong thành ăn năn sẽ được chuộc bởi sự công chính.
28 Nhưng những kẻ phản loạn và có tội sẽ cùng bị đập tan,Còn những kẻ bỏ Đức Giê-hô-va sẽ bị diệt vong.
29 Vậy các ngươi(c) sẽ hổ thẹn vì cây cốiMà mình ưa thích;Và xấu hổ vì các khu vườnMà mình đã chọn.(d)
30 Vì các ngươi sẽ giống như cây thông khô lá,Như vườn không có nước.
31 Người mạnh sẽ như sợi gai thô,Việc làm của nó như tia lửa,Cả hai sẽ cùng nhau cháy,Chẳng ai dập tắt được.


2.        Phân tích bản văn:
a.      Giới hạn bản văn: Sách Ê-sai được xem là một sách quan trọng trong Cựu Ước, chủ đề sách giống ý nghĩa tên Ê-sai “Giê-hô-va là sự giải cứu”. Chủ đề này được trình bày qua 3 phần:
-          Đoạn 1-35 : Lời tiên tri cho Giu-đa và lời tiên tri nghịch cùng các nước.
-          Đoạn 36-39: Lời tiên tri một phần lịch sử Israel: bị xâm lăng và bị phu tù ở Ba-by-lôn.
-          Đoạn 40-66 : Lời tiên tri về một tương lai về Đấng Mê-si-a cho Israel, lời yên ủi và được giải cứu.
Theo cách chia bố cục trên, thì phần Kinh Thánh giải nghĩa này ở trong phần thứ I (đoạn 1-35) và Ê-sai 1:1-31 là lời tiên tri lên án tội lỗi của Giu-đa bạn nghịch. [2]
Giới hạn để Giải nghĩa Khởi đi từ Ê-sai 1:1 và kết thúc ở Ê-sai 1:31 với ý chính trong đoạn là lời than thở và quyết định của Đức Giê-hô-va đối với một dân lìa bỏ Đức Giê-hô-va.
 Đến phần kế tiếp Ê-sai 2:1 là lời mà Ê-sai đã thấy về Giu-đa và Giê-ru-sa-lem của Đức Chúa Trời và của con người nên không xét đến ở bài này.
b. Các vấn đề về bản văn:
- Từ Hiện thấy được bản dịch Hiện đại dùng là mở mắt, hai bản kia dùng từ Khải tượng, trong bối cảnh này từ Khải tượng mang xuất xứ từ Hê-bơ-rơ hazôn: một gốc từ dùng để mô tả việc chú ý của sự hiện thấy ở người tiên kiến trong trạng thái hôn mê (Ê-sai 1:1; Êxê:27)” [3]
-  câu 2 bản Hiện đại thiếu từ “hỡi” : đây là thiếu sót lớn vì nó đánh mất đi sức mạnh của lời hiệu triệu, thôi thúc vốn phải có.
- Từ Giê-hô-va được bản Truyền thống và bản Hiệu đính 2010 dùng hợp lý hơn 2 bản kia vì lẽ: Yahweh là “danh” duy nhất của Đức-Chúa-Trời, Yahweh là một danh từ riêng, tên của một thân vị[4]
- câu 3 bản dịch Hiện đại có ‘bàn tay chủ săn sóc’ trong khi các bản khác chẳng có, nên chăng con dân Chúa xem đây chỉ diễn nghĩa thêm cho sáng tỏ?
- câu 3  này từ ‘ suy nghĩ’ của bản Truyền thống được bản Hiện đại dịch ‘u mê đần độn’ và bản dịch 2011 và bản Hiệu đính 2010 lại dung từ’ không biết’, tôi thiển nghĩ dùng theo bản Truyền thống hay hơn vì từ ‘suy nghĩ’ hàm ý sự động não, đắn đo, phân định đúng sai…
- câu 4, tán thán từ ‘Ôi’ được 2 bản Hiện đại và Hiệu đính 2010 thay bằng từ’ Khốn’ đã làm thay đổi ý nghĩa tác giả muốn bày tỏ sự “than thở” chớ không bày tỏ sự rủa sả.
- Trong câu này từ ‘lui đi’ được thay bằng ‘con đường thoái hóa’ như bản Hiện đại đã làm mất tính chất bội phản của kẻ rắp tâm lìa bỏ.
- Câu 8, cụm từ ‘bỏ lại’ được bản Hiện đại dịch ‘bó tay chịu trận’ như vậy không diễn đủ ý ‘vì tội lỗi nên bị thất sũng, mất sự che chở, cưu mang của Chúa chớ không phải họ bị bất lực trong hành động của dân sự Chúa…
Một số vấn đề đặt ra thật chưa đủ, lại không nhằm mục đích phê bình, nên người viết chỉ mong qua những ý nhỏ trên giúp mình có cái nhìn phong phú hơn trong tinh thần cùng tham khảo để học hỏi Lời Chúa.
b.Hoàn cảnh lịch sử:
Đoạn 1 này thuộc vào khổ văn lớn (Đoạn 1 – 35) về thực chất có thể nói nếu các thầy tế lễ là người đi vào tìm sự hiện diện của Đức Giê-hô-va và cầu thay cho dân sự thì các tiên tri là người đi ra từ trong sự hiện diện của Đức Giê-hô-va hầu rao truyền sứ điệp của Ngài cho dân sự[5].
Các tiên tri sống trong thời kỳ khoảng từ năm 800 trước Chúa đến năm 400 trước Chúa, tức thời kỳ tuyển dân Đức Giê-hô-va  lìa bỏ Ngài, để tìm thờ thần tượng đã thể hiện rõ trong điều này. Sau khi vương quốc phía Bắc bị đoán phạt bởi quân A-si-ri thì khoảng 100 năm sau đó, đế quốc Ba-by-lôn lại tiếp tục chinh phục vương quốc phía nam và bắt họ lưu đày. Sự xâm lăng của A-si-ri vào vương quốc phía Bắc hay của Ba-by-lôn vào vương quốc phía Nam đều được Đức Giê-hô-va dùng các tôi tớ Ngài là các tiên tri cảnh báo trước, trong đó có tiên tri Ê-sai thi hành chức vụ và giảng dạy tại vương quốc phía Nam. Tuy nhiên về cơ bản dù họ rao truyền rằng nếu dân sự thức tỉnh về tình trạng sa bại thuộc linh của mình, nếu dân sự thực lòng ăn năn, từ bỏ thờ lạy hình tượng thì “dầu tội các ngươi như hồng điều sẽ trở nên trắng như tuyết, dầu đỏ như son sẽ trở nên trắng như lông chiên” Êsai 1:18b. [6]
Thế mà, sứ điệp của họ hầu như bị bỏ qua,  thậm chí các tiên tri còn bị nhạo báng, bị đánh đập, bị bắt bớ và nhiều người trong số họ đã phải chết vì giảng dạy một sứ điệp mà không ai muốn nghe. Dầu vậy lòng nhân từ của Chúa vẫn cứ nhẫn nại “hãy rửa đi, hãy làm cho sạch! Hãy tránh những việc ác khỏi trước mắt ta, từng làm dữ nữa” (1:16) và nếu “các ngươi sẵn lòng vâng lời, sẽ được ăn sản vật tốt nhất của đất. Nhược bằng các ngươi chẳng khứng và phản nghịch, sẽ bị nuốt bở gươm vì miệng Đức Giê-hô-va đã phán” (Êsai 1:19-20) và đó cũng chính là hoàn cảnh lịch sử của đoạn kinh thánh cần giải nghĩa: lời thở than bởi tội lỗi của Giu-đa và quyết định của Đức Giê-hô-va đối với họ[7].
3.      Phân tích văn học:
a-      Cấu tạo
+Đây là một bài văn xuôi thuật lại sự hiện thấy của Êsai về nước Giu-đa với tội lỗi đầy ấp của nó. Lời thở than khi dân Ngài dấy loạn, không vâng lời, nghịch cùng Đức Giê-hô-va, như hiệu triệu cả dân, cả nước Y-sơ-ra-ên sao cứ mãi bạn nghịch để rồi bị đoán phạt. Có thể nhìn thấy bối cảnh lịch sử được tái lập qua nhiều nhân vật:
§   Tiên tri Ê-sai   : ghi chép sự hiện thấy.
§   Đức Giê-hô-va: với lời than trách dân bội nghịch.
§   Toàn dân sự      : các quan xét, các mưu sĩ và mọi tuyển dân là kẻ đối nghịch với Ngài.
§   Các quan trường Sô-đôm và dân Gô-mô-rơ là chứng nhân cho sự công bình của Đức Giê-hô-va trong sự đoán xét.
+Nội dung của đoạn 1: 1 – 31 như mang một tình trạng khủng hoảng.
-   “Đoạn 1:1” nói về tiên tri Ê-sai với gia cảnh và thời thế
-   “Đoạn 1:2-4” chứa đựng lời cáo buộc nặng nề
-   “Đoạn 1:5-9” tội lỗi đưa Giu-đa vào tình trạng thất sũng, hoang loạn.
-   “Đoạn 1: 10-20” lòng tin kính giả dối, thối nát và đường lối thanh tẩy tội lỗi kẻ nghịch cùng Ngài.
-   “Đoạn 1: 21-31” Đức Giê-hô-va than thở và đi đến quyết định phải có đoán phạt với kẻ đối địch. [8]
b-                  Phương pháp truyền đạt:
§   Nhiều câu mang tính hiệu triệu (câu 2,10) qua việc dùng từ “hỡi...”
§   Hình ảnh dễ hiểu, thu hút sự tưởng nghĩ của người đọc [ một phiên tòa được triệu tập để định tội kẻ bất trung, loạn nghịch, nơi đó có tội nhân, có nhân chứng ( trời và đất; các quan trưởng Sô-đôm; các dân Gô-mô-rơ…), chủ tọa phiên tòa là Đức-Giê-hô-va]
§   Một số câu bày tỏ sự oán trách than vãn “Ôi...” “Thôi...” (câu 4,13,21) tác động sâu vào lòng người nghe. Các câu hỏi tu từ được đặt ra làm lắng đọng suy nghĩ của đọc giả (câu 5,11,12)
§   Sự ví sánh điều muốn nói với sự vật quanh đời sống làm nổi bật hình ảnh muốn nói:
-Từng trời và đất; nuôi nấng trưởng dưỡng; bò, lừa; lều, vườn nho; chòi ruộng dưa; thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ đã bị huỷ diệt; hồng điều và tuyết; son với lông chiên; bạc cặn, rượu pha; cây thông khô lá; vườn không nước; lửa cháy không ai dập tắt…
-Tác giả sử dụng:  những câu hỏi tu từ, ẩn dụ, nhân cách hóa và gợi hình (Đoạn 1:10-20)
o              Lời ai oán về Giê-ru-sa-lem (Đoạn 1:21-28)
o              Quyết định về số phận kẻ bất trung (Đoạn 1:29-31) [9]
4-Phân tích cấu trúc:
Cấu trúc của đoạn 1 này có thể chia thành:
Câu 1    : Tiên tri Êsai, gia đình và thời thế.
Câu 2-4: Lời Đức Giê-hô-va cáo buộc tội lỗi Giu-đa
Câu 5-9: Tình trạng tan hoang của Giu-đa
Câu 10-20: Thực trạng tin kính giả dối và đường lối thanh tẩy của Đức Giê-hô-va.
Câu 21-31: Đức Giê-hô-va than thở và quyết định. [10]

5.Phân tích thể loại:
-Đoạn văn được viết theo thể văn xuôi .
-Đặc điểm cú pháp: LẬP LẠI
     Đây là hình thức giúp cho người đọc dễ nhớ, lặp lại điều đã nói để tạo dấu ấn trọn vẹn.
a – Cõi vũ trụ (trời và đất) làm nhân chứng (câu 2-5)
     b – Hậu quả phải thấy (câu 6-9)
                 c – Nhân chứng nghe Ngài phán (câu 10-12)
                             d – CÁC ĐIU DÂN S PHẢI LÀM (câu 13-20)
                 c’ – Thấy việc làm kẻ bất nghĩa (câu 21-23)
     b’ – Số phận kẻ bị đoán phạt (câu 24-28)
c’ – Hậu quả chắc chắn (câu 29-31)

6- Giải Nghĩa;
+ Câu 1: Nói đến vị tiên tri Ê-Sai và thời thế.
 +  Câu 2,3: Đức Giê-hô-va mở một phiên tòa xét định tội dân Ngài, tham dự gồm cả trời đất vũ trụ ( được nhân cách hóa trong vai  trò làm chứng, để nói lên tội lỗi kinh khiếp của họ đến nổi mọi tạo vật của Ngài dù vô tri , vô giác nhưng vẫn nhìn biết) và các quan trưởng, các dân của hai thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ đã bị huỷ diệt, cũng đồng tình lắng tai nghe Đức Giê-hô-va phán giữa phiên toà, trong đó chính Ngài là quan án xét xử bị cáo là Giu-đa và Giê-ru-sa-lem. Bản cáo trạng đưa ra buộc tội dân sự Ngài là đứa con khó dạy, không tỏ chút lòng biết ơn nào qua sự ví sánh tuyệt vời cho thấy đứa con ấy còn tệ hơn con bò vì con bò còn biết chủ, cũng tệ hơn con vật là lừa, vì con lừa còn biết được máng nó ăn và uống là của chủ mình. Ngài đã nuôi nấng và trưởng dưỡng thế mà đứa con kia đã đáp đền ơn bằng sự dấy loạn nghịch cùng Ngài như đáng ra phải có. [11]
+ Câu 4-6: Phần cốt lõi của cuộc khủng hoảng là sự gian ác khủng khiếp mà dân sự Chúa đã phạm khi quay lưng cùng Đấng Thánh Y-sơ-ra-ên. Nhưng đâu chỉ một số người, mà cả nước, cả dân mang lỗi nặng nề nơi một tông giống độc dữ đến nỗi đã làm sai, lại khinh lờn để rồi lìa bỏ Đấng Thánh như kẻ xa lạ, đành lòng cất bước lui đi.
Sự cấp bách rõ nét qua câu hỏi tu từ “Các ngươi sao còn cứ bạn nghịch, để lại bị đánh nữa?” nhằm  mô tả như điều mà vị tiên tri đang nhìn thấy thật sự: đầu thì đau đớn và lòng thì mòn mõi (câu 6): ở đây gợi lên không phải hình ảnh một người bệnh mà là một kẻ bị đánh đòn đau, thế mà vẫn muốn bị giáng thêm đòn. [12]
+ Câu 7-9: diễn đạt  gần như một điều xảy ra rồi, dù đó là mô tả tương lai với nghĩa đen trong thực tế: hình ảnh về đất nước Giu-đa bị quân xâm lăng giày đạp dẫm nát chỉ Siôn là còn đứng vững, song sự còn lại đó như lều, như chòi giữa vườn nho hoặc ruộng dưa, là chỗ tạm bợ che mưa, trú nắng cho nông dân làm việc hay cho kẻ canh giữ ruộng vườn... nơi đó; lều chòi phải chăng chỉ là tàn tích còn lại, trơ vơ, hoang vắng và cô độc sau mùa thu hoạch, hay phải chăng cũng chẳng còn chút vinh quang nào cho Si-ôn và rằng, thiếu chút nữa là bị xoá sổ y như Sô-đôm và Gô-mô-rơ. Thật vậy bởi nhờ ơn Đức Giê-hô-va để cho họ còn sót lại, nên sự huỷ diệt hẳn chưa tận cùng. [13]
+ Câu 10-15: Sô-đôm và Gô-mô-rơ dẫu rằng nổi tiếng xấu xa không đâu bằng, song các quan trưởng thành đó cũng đang nhận thấy Đức Giê-hô-va xem thường những nghi lễ thiếu vắng tấm lòng, những của lễ dâng mà không cò sự vâng lời. Thật Đức Giê-hô-va không chấp nhận của lễ, kế đến là không chấp nhận người dâng của lễ, và chán chê cho đến chừng nào dân sự còn sống trong tội lỗi, sự hiện diện của họ tại những kỳ lễ trong đền thờ chính là sự xúc phạm đến hành lang của Ngài.
Sự pha trộn của tội ác và hội hiệp trọng thể là điều đáng ghét đối với Đức Giê-hô-va. Quả vậy, Ngài chẳng hề chú ý đến những bàn tay giơ ra và nhiều lời cầu nguyện rườm rà như là cái vỏ để che đậy tội ác với tay đầy máu. [14]
+ Câu 16,17: Ở đây với 8 lời kêu gọi dồn dập: Hãy làm cho sạch, tránh việc ác, đừng làm dữ, học làm lành, tìm kiếm sự công bình, đỡ đần kẻ bị hà hiếp, giúp kẻ mồ côi, bênh vực người goá bựa đối với toàn dân. Đây là lời kêu gọi ăn năn triệt để không miễn trừ một ai và không miễn cưỡng cùng sự vui lòng, đó là cánh cửa mở cho sự cứu rỗi đến sau đó.
+ Câu 18,20: Lời mởi “Hãy đến...” để biện luận cùng nhau là một quà tặng lớn lao cho những lời cáo buộc nặng nề ở phần trước (câu 2-4). Chắc rằng Đức Giê-hô-va đòi hỏi một sự đối chất thẳng thắn để những ai thuận phục Ngài thì Ngài sẽ thay đổi điều không thể thay đổi, Ngài sẽ xoá bỏ điều mà Ngài không thể xoá bỏ... và bởi đó, lời kêu gọi mới có giá trị bằng không chỉ như một sự bỡn cợt. Câu 19, 20 dường như nhắc dân Ngài về quyết định chọn lựa giữa sống và chết. [15].
Giá trị của ‘ Lời mời’ ở chỗ chúng ta nên quan sát xem câu Kinh thánh này KHÔNG nói điều gì. Câu Kinh thánh này KHÔNG nói dân Ngài phải làm bất cứ việc gì cho Ngài. Cũng KHÔNG bị buộc đem một món quà đặc biệt nào, thậm chí KHÔNG cần cả sự cầu xin để được tha thứ…và tất cả, tất cả chỉ bởi ÂN ĐIỂN, bởi ĐỨC TIN mà thôi. Lại nữa, vấn đề tội lỗi mà Đức-Giê-hô-va đề cập đến ở đây là vì cớ “ mắt Chúa thánh sạch chẳng nhìn sự dữ, chẳng có thể nhìn được sự trái ngược…”(Ha-ba-cúc 1:13), vì cớ Ngài là Đấng Thánh Israel.
     Hơn ai hết, Đấng ấy cũng “không xem bề ngoài, nhưng nhìn thấy trong lòng” ( I Sa-mu-ên 16:7), nhưng Ngài nhìn biết “dân này lấy miệng tới gần ta, lấy môi miếng tôn ta, mà lòng chúng nó thì cách xa ta lắm…” ( Ê-sai 29:13), nên vấn đề tội lỗi của họ không phải giải quyết trên sự ăn năn là đủ, mà còn phải hội trên điều kiện tiên quyết: phải tin vào sự Giáng thế của Đấng Mết-si-a, Đấng sẽ dùng sự thương khó và sự chết của Ngài để đem về chiến thắng cuối cùng (Ê-sai 53) để Si-ôn sẽ được chuộc bởi sự chánh trực, còn kẻ nào trở lại đó thì được chuộc bởi sự công bình”(Ê-sai 1:27), vì chỉ có Đấng Mết-si-a ấy mới làm cho tội lỗi dân Ngài, dù như hồng điều hay đỏ như son sẽ trở nên trắng như tuyết hoặc trắng như lông chiên mà thôi.
+ Câu 21,23 Sự chính trực, công bình hay được gọi là thành trung nghĩa không còn gán cho Giê-ru-sa-lem nữa, nơi đấy giờ đây đang vung chứa kẻ sát nhân, sự bại hoại đã thay cho điều tốt nhất, còn các quan trưởng của dân là phường phản nghịch, là kẻ vô lại ưa của hối lộ và tài lợi là điều họ đeo đuổi lấy đến nỗi sẵn sàng bức bách kẻ mồ côi lẫn người goá bụa.
+ Câu 24,26 Đức Giê-hô-va  sẽ trút cơn thạnh nộ của Ngài trên kẻ đối nghịch, Đấng Quyền Năng Y-sơ-ra-ên sẽ báo trả kẻ cừu thù. Ngài sẽ tra tay phục hồi sự thanh khiết, khôi phục lại Y-sơ-ra-ên trở lại vinh quang như thuở trước. Tình yêu thương của Đức Giê-hô-va lớn hơn sự phán xét, khi mà Ngài xét xử bằng tính cách nhân từ, thương xót  và chính lòng yêu thương của Ngài trái ngược với sự dửng dưng, để về sau người ta sẽ xưng Giê-ru-sa-lem là thành công bình, là ấp trung nghĩa bởi ngọn lữa luyện lọc cáu cặn  từ Ngài.
+ Câu 27-31 Si-ôn sẽ được cứu chuộc bởi sự chánh trực, còn kẻ chuyển hướng quay lại sẽ được cứu chuộc bởi sự công bình. Song đối với kẻ phản loạn không ăn năn và mắc tội, sự kết thúc là huỷ diệt chớ không phải bắt đầu. Thật hõ sẽ tựa hồ như cây thông khô lá và những vườn không nước, nứt nẻ và cậy sức riêng cũng như đốm lửa dành cho sự cháy diệt mà chẳng ai dập tắt được. [16]
4.      Phân tích từ ngữ:
Những từ quan trọng cần xét:
-          Sự hiện thấy: cũng có khi gọi là khải tượng, phần nhiều riêng cho cá nhân.
-          Khinh lờn: coi thường, không kính trọng người khác.
-          Bạn nghịch: Kẻ làm loạn, chống đối lại.
-          Giày đạp: xéo lên trên để làm cho gí xuống.
-          Hội hiệp: tập họp ở một nơi.
-          Biện luận: trao đổi bàn bạc và đánh giá về những vấn đề quan trọng.
-          Trung nghĩa: hết lòng sốt sắng với việc nghĩa.
5.      Ý nghĩa thần học:
Phân đoạn này phù hợp và quan trọng với sách Ê-sai với các ý nghĩa thần học:
a-      Đức Giê-hô-va: Đấng tể trị mọi sự, Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, thật các Sêraphim hô lớn” Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Đức-Chúa-Trời ... khắp đất đầy dẫy sự vinh hiển Ngài”
b-      Đức Giê-hô-va vạn quân là Đấng Quyền Năng trong mọi sự ngay cả sự phán xét.
c-      Đức Giê-hô-va toàn tri, Ngài biết lòng người trong nghĩa hay giả dối.
d-      Ngài cũng là Đấng nhơn từ, chậm giận, đầy ơn và giàu lòng thương xót.
e-      Đức Giê-hô-va là Đấng Giài cứu, ban sự Cứu rỗi, thành tín với lời Ngài đã hứa.
f-       Dân sót lại: có thể còn ở lại sau cuộc chiến ( như lều vườn nho, như chòi ruộng dưa sau mùa thu hoạch), cũng có thể gồm những ai thật sự trông cậy nơi Đức Giê-hô-va được trở về sau lưu đày[17].
6.       Áp dụng:
Đoạn Kinh Thánh này nếu dùng để giảng tại Hội Thánh học Kinh Thánh thì phù hợp trong hoàn cảnh:
·         Cảnh báo sự vong ơn với Chúa
·         Khinh lờn, muốn lìa bỏ Ngài và lui đi
·                  Hội Thánh thờ phượng bằng hình thức mà không có tấm lòng kính yêu Chúa, chúc tôn Ngài
·         Nhận biết tình yêu của Chúa lớn hơn sự phán xét tội lỗi của cá nhân, Hội Thánh
·         Sự diệt vong là chắc chắn cho kẻ bạn nghịch.
·         Chỉ có sự ăn năn và trông cậy Đấng Giải Cứu: là Chúa Cứu thế Jesus để được tha tội.
III. KẾT LUẬN
Tiên tri Êsai nói Đức Giê-hô-va là Đấng Thánh của Israel, với ý nói Chúa thánh khiết lựa riêng Israel làm con dân Ngài – như vậy nếu người Israel phạm tội thì sánh với dân ngoại, tội lỗi dân Ngài càng nặng hơn nhiều vì lời nói, việc làm của họ “dấy loạn nghịch cùng Ngài”. Họ đã lìa bỏ, khinh lờn và trở nên xa lạ với Đức Giê-hô-va. Đoạn 1 là phần mở đầu cho cả sách nói về hoàn cảnh và đạo đức của tuyển dân, một dân đã đánh mất chính mình vì đã bội bạc cùng Đức Giê-hô-va của chính họ nên hình phạt trên họ là tất yếu. Lời đay nghiến chỉ ra sự giả bộ nhiệt thành, tố cáo sự đạo đức giả hình của họ (câu 10-17) khiến con dân Chúa nhớ đến Đức Chúa Jesus [18] đã lên án các thầy thông giáo và người Pha-ri-si (Mathiơ 23:). Tuy nhiên ở đây cho thấy sự phô trương tôn giáo chẳng ích lợi chi hết mà điều quan trọng là phận sự trung tín thờ phượng Đấng Thánh quyền năng bằng tấm lòng phủ phục chân thành của mình. Đứng trước nan đề của tội lỗi, chỉ có sự ăn năn thành thật và sự vâng lời mới cứu được họ, để Si-ôn được cứu chuộc, được tẩy sạch, còn kẻ ác bị bỏ mặc cho cháy đời đời.
Đây cũng là một bài học cho chính tôi suy gẫm: Lòng thương xót và ân điển Chúa thật phi thường, luôn sẳn sàng nghe tiếng kêu của dân Ngài, của tôi, để ban ơn trên chân lý mà Ngài đã thần cảm Tiên tri Ê-sai viết ra sách này. Nên chăng, chính tôi phải hằng cầu xin Chúa cho tôi biết các đường lối Ngài, dẫn tôi trong lẽ thật Ngài và dạy dỗ tôi, để tôi không bị vuột mất những đáp ứng mà Đức-Chúa-Trời muốn nơi tôi qua các lẽ thật đó. Nguyện xin Ngài thêm sức và cho tôi được cùng quý con dân Chúa luôn làm gì để Danh Đức-Chúa-Trời mãi mãi Vinh hiển, thiển nghĩ đó là cách tri ân đẹp lòng Chúa vậy. Muốn thật hết lòng./.





THƯ MỤC


       Lê-Vĩnh-Phước, Ph D. Nghiên Cứu Các Sách Tiên Tri, Phần 2 ( Saigon Tháng 7/2011)
 Halley H.Henry, Thánh Kinh Lược Khảo (Sài Gòn: Nhà Xuất Bản Hồng Bàng. 1971)
 Wood J.Leon. Đắc Thiên Sai (Việt Nam: TR Press, 2006)
 Wood Ward Dick, Thi Văn và Tiên Tri, (Np: Trường Cao Đẳng Thánh Kinh, Nd)
 Wenham J.G, et al. Giải Nghĩa Kinh Thánh – Tập 4 (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo. 2004)
 Nhóm phiên dịch các giờ kinh phục vụ, Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước (TP.HCM Toà Tổng Giám Mục, 1999)
 Macdonald William, Chú Giải Kinh Thánh Cựu Ước (Np: Nelson, 2008)
 Marshall I. Howard et al., Thánh Kinh Tân Từ Điển ( London: Inter Vasity Press, 2009)



[1] Henry H. Halley, Thánh Kinh Lược Khảo (Sài Gòn, Nhà Xuất Bản Hồng Bàng, 1971), 320
[2] Leon J. Wood, Đắc Thiên Sai, (Vietnam, TR Press, 2006), 466.
[3] I. Howard Marshall et al. Thánh Kinh Tân Từ Điển, London: Inter Vasity Press, 2009), 927.
[4] I. Howard Marshall et al.Thánh Kinh Tân Từ Điển ( London: Inter Vasity Press, 2009) , 580.
[5] Dick Woodward, Thi Văn và Tiên Tri ( Np: Trường Cao Đẳng Thánh Kinh, Nd), 84.
[6] Dick Woodward, Thi Văn Và Tiên Tri ( Np: Trường Cao Đẳng Thánh Kinh, Nd) , 85
[7] G.J.Wenham et al. Giải Nghĩa Kinh Thánh, tập 4 ( Hà Nội, NXB Tôn Giáo, 2004), 14.
[8] G.J.Wenhan, et al.Giải Nghĩa Kinh Thánh , Tập 4 ( Hà Nội: NXB Tôn Giáo, 2004), 15.
[9] Nhóm Phiên Dịch các Giờ Kinh Phục Vụ, Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước (TP Hồ Chí Minh: Toà Tổng Giám Mục, 1999), 951
[10] GJ.Wenham et al, ,14.
[11] William Macdonald, Chú Giải Kinh Thánh Cựu Ước (Np: Nelson 2008), 842.
[12] GJ Wenham et al, Giải Nghĩa Kinh Thánh Tập 4 (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2004), 18.
[13] GJ Wenham et al,Giải Nghĩa Kinh Thánh, Tập 4( Hà nội: NXB Tôn Giáo, 2004), 18
[14] William Macdonald, Chú Giải Kinh Thánh Cựu Ước (Np: Nelson, 2008), 842.
[15] G.J.Wenham et al, , 19.
[16] William Macdonald, Chú Giải Kinh Thánh Cựu Ước ( Np: Nelson 2008), 843.
[17] Lê Vĩnh Phước, Nghiên Cứu Sách Tiên Tri Phần 2 ( Saigon: tháng7/2011)
[18] Henry H.Halley, Thánh Kinh Lược Khảo (Saigon: Nhà Xuất Bản Tin Lành, 1971), 329