Giải nghĩa Ê-sai 5:1-7
Bài giải kinh mẫu:
Giới thiệu:
Ê-sai 5:1-7 là một trong những kiệt tác thơ văn nhận được nhiều
sự chú ý từ học giả. Phương pháp và cách thức mà tác giả gọi mời người đọc chấp
nhận sự thật về Y-sơ-ra-ên đáng bị trừng phạt vì không đáp ứng điều mà Đức
Giê-hô-va trông đợi là một trong những nghệ thuật văn chương của Ê-sai.
1. Bản Văn
1 Ta sẽ hát cho bạn rất yêu dấu ta một
bài ca của bạn yêu dấu ta
1b về việc vườn
nho người.
1c Bạn rất yêu dấu
ta có một vườn nho
1d ở trên gò đất
tốt.(g)
2 Người khai phá ra; cất bỏ những đá;
2b trồng những gốc
nho xinh tốt;
2c dựng một cái
tháp giữa vườn,
2d và đào một nơi
ép rượu.
2e Vả, người mong
rằng sẽ sanh trái nho;
2f nhưng nó lại
sanh trái nho hoang.
3 Hỡi dân ở Giê-ru-sa-lem cùng người Giu-đa,
3b vậy thì bây giờ
ta xin các ngươi hãy đoán xét giữa ta với vườn nho ta.
4 Có điều chi nên làm cho vườn nho ta mà ta không làm cho nó chăng?
4b Cớ sao khi ta
mong sanh trái nho,
4c thì nó lại sanh
trái nho hoang vậy?
5 Nầy, ta sẽ bảo các ngươi về điều ta định làm cho vườn nho ta:
5b Ta phá rào,
5c nó sẽ bị cắn
nuốt;
5d ta hạ tường
xuống,
5e nó sẽ bị giày
đạp.
6 Ta sẽ để nó hoang loạn,
6b chẳng tỉa sửa,
chẳng vun xới;
6c nhưng tại đó sẽ
mọc lên những gai gốc và chà chuôm;
6d ta lại truyền
cho mây đừng làm mưa xuống trên nó nữa.
7 Vả, vườn nho của Đức Giê-hô-va vạn quân,
7b ấy là nhà
Y-sơ-ra-ên,
7c và những người
của Giu-đa
7d tức là cây mà
Ngài ưa thích.
7e Ngài trông họ
được công chính, mà nầy, có sự bạo ngược;
7f trông được công
bình, mà nầy, có tiếng kêu la.
2. Phân
Tích Bản Văn (Textual Analysis)
2.1 Giới hạn bản văn
Hầu hết các học giả thừa nhận rằng
Ê. 5:1-7 là một khổ độc lập vì 5:1 bắt đầu khổ và 5:8 bắt đầu một phần khác vì
chữ “Khốn thay” đánh dấu cho một khổ văn khác với từ “khốn thay” (5:8; 5:11;
5:18; 5:20; 5:21; 5:22; 5:26-30 là những khổ khác nói về sự hùng mạnh của quân
Assyria)
2.2 Nhận định
Bản văn này có một số từ ngữ được sử dụng mang tính chất chỉ
dùng một lần. Có nghĩa là không lặp lại hoặc ý nghĩa khác lạ.
Câu 2: ‘zq (dig: đào). Có nghĩa là
đào bới cái gì đó. Bản LXX thì dịch là đặt xung quanh nó một tấm chắn. (cách dịch
này không theo sát nghĩa với từ đào trong bản Hê-bơ-rơ).
Câu 2: -b’shym (nho hoang?). Từ này
có nghĩa rất lạ không rõ ràng. LXX dịch là cây gai, hay là nho hoang. Từ điển
BDB thì dịch là có mùi hôi thối, cái gì đó hôi thối (Watts); hay là ‘nho hư’
(Clements).
Câu 7 –msph (không công chính). LXX
dịch là bất chính, Vulgate (tội ác) còn BDB ‘làm đổ máu’
3. Hoàn Cảnh
Lịch Sử (Historical Analysis)
Phân đoạn này thuộc vào khổ văn lớn
hơn 5:1-14:27. Đây là thời điểm mà đế quốc Assyri (5:26-30) là mối nguy hiểm nhất
đối với Y-sơ-ra-ên, Giu-đa và cả Syria. Nhưng Assyria sẽ bị lật đổ như lời hứa
14:24-27. Vậy 5:1-7 thuộc vào giai đoạn trước cuộc chiến Syro-Ép-ra-im. Điều
này giải thích cho sự cáo buộc dân sự Chúa và vì sao dân Assyri phải đến.
4. Phân
Tích Văn Học (Literary Analysis)
4.1 Cấu Tạo
Đây có thể
được xem là một bài thơ tự do với nhiều người nói
Người hát bài hát (tiên tri) câu 1-2 (ngôi thứ 1, tôi, của
tôi)
Chủ vườn nho (Giê-hô-va) câu 3-4 (ngôi thứ 1, tôi, của
tôi)
Chủ vườn nho (Giê-hô-va) câu 5-6 (ngôi thứ 1, tôi, của
tôi)
Người giải thích (tiên tri) câu 7 (ngôi thứ 3, anh ấy, họ..)
Trong câu 1-2, người tường thuật hay
là người hát bài ca cho bạn của anh ấy đó là chủ vườn nho. Người hát đó là tiên
tri. Câu 3-4, chủ vườn nho nói với những cư dân Giê-ru-sa-lem và Giu-đa. Câu
5-6, Giê-hô-va tuyên bố sự đoán phạt trên vườn nho. Câu 7, lời giải thích của
tiên tri về chủ vườn nho và tại sao Giu-đa và Giê-ru-sa-lem không thể chịu nổi
sự hình phạt và tại sao Giê-hô-va nói về sự hình phạt.
4.2 Chức Năng
Cách dùng một
bài hát có vẻ dễ chịu cho người nghe đó là dân Giu-đa, tuy nhiên họ bị đưa đến
sự chỉ trích về chính mình. Sự giải thích về bài hát, về vườn nho, về người bạn
có lẽ rất nhẹ nhàng, nhưng sứ điệp về sự đoán phạt không hề nhẹ nhàng. Tuy
nhiên, 5:1-7 không cung cấp những thông tin chi tiết và những lý do vì sao
trong phân đoạn này. Các phần tiếp sau giải thích về điều đó.
5. Phân
Tích Cấu Trúc (Structure Analysis)
Cấu trúc của bài ca này có thể được chia thành
Câu 1-2 bài ca về người yêu dấu
Câu 3-4 đòi hỏi của chủ vườn nho
Câu 5-6 sự hình phạt của chủ vường
Câu 7 lời giải thích về bài ca
6. Phân
Tích Thể Loại (Genre Analysis)
Đây là thể loại thơ ca, một bài ca về vườn nho. (Phục 33:12;
Giê. 1:15; Thi. 60:5; 108:5- 127:2).
Sweeney gợi ý về thể loại vườn nho và cấu trúc
Câu chủ đề:
thể loại ẩn dụ câu 1-7
A. Giới thiệu của Tiên
tri c.1ab
B. Hành động của chủ vườn
và sự trông đợi c.1bc-2
i.
Chủ vườn chọn vườn nho c.1bc.
ii.
Chủ vườn chăm sóc và phát triển cây nho c.2abcd
iii.
Chủ vườn thất vọng về những mong đợi c.2 ef
C. Thông điệp thứ nhất của
Chủ vườn c.3-4
i.
dành cho dân Giu-đa và Giê-ru-sa-lem c.3
ii.
Hai câu hỏi tu từ c.4
a)
Điều gì phải làm nữa? 4a
b)
Tại sao phải chờ? 4b
D. Thông điệp thứ hai của
Chủ vườn c.5-6
i.
những điều sẽ làm c.5ab
ii.
những hành động chi tiết c.5cdef-6.
E. Lời giải thích của
tiên tri c.7
i.
Nhà Y-sơ-ra-ên là vườn nho c.7ab
ii.
Cư dân Giu-đa là cây nho c.7cd
iii.
Họ không đạt yêu cầu c.7ef
Nhận định:
c.1. Tác giả
sử dụng nghệ thuật ẩn dụ trong hình thức bài ca để nói chủ vườn nho là
Giê-hô-va và vườn nho là Y-sơ-ra-ên.
c.2.
Giê-hô-va là chủ vườn và ông chủ đã đào sâu, dẹp sạch đá sỏi, trồng những cây
nho lựa chọn kỹ, xây tháp, xây hầm rượu. Nhưng cuối cùng không thu được trái
nho tốt mà là trái nho hư và chua. Tác giả sử dụng 7 động từ với 6 thì quá khứ
waw-consecutive imperfects. Đây là cách dùng mô tả việc tác giả đã từng làm, và
thường xuyên làm.
và người
khai phá (đào)
và cất bỏ
những đá (dọn sạch)
và trồng
nhưng gốc nho sinh tốt
và dựng một
cái tháp
và
một nơi ép rượu, người đào
và mong rằng
sẽ sanh trái nho
và nó lại
sinh ra trá nho hoang
|
2 וַיְעַזְּקֵהוּ
וַיְסַקְּלֵהוּ
וַיִּטָּעֵהוּ
שֹׂרֵק
וַיִּבֶן
מִגְדָּל בְּתוֹכוֹ
וְגַם־יֶקֶב
חָצֵב בּוֹ
וַיְקַו
לַעֲשׂוֹת עֲנָבִים
|
c.3. Từ
imperative (mệnh lệnh) sử dụng cho người đọc là cư dân Giê-ru-sa-lem để họ
“đoán xét” giữa Giê-hô-va và dân sự của Ngài.
c.4. Có hai
câu hỏi tu từ được dùng ở đây. Câu hỏi ở đây không phải hỏi với mục đích để trả
lời nhưng dùng để lý luận về việc không thể làm gì hơn nữa mà chủ vườn không
làm cho vườn nho. Tại sao lại sanh ran ho hoang?
c.5-6.
Giê-hô-va tiếp tục nói bằng thể thứ 1 đối với dân sự (you) ở thể thứ 2.
Giê-hô-va tuyên bố những gì Ngài sẽ làm cho vườn nho. Những hành động đó là phá
rào, hạ tường, và vườn nho sẽ bị hoang loạn đầy gai gốc và chà chuôm.(brier;
dây leo có gai, cây thạch nam); và sẽ không làm mưa tưới đất.
c.7. Ngôn
ngữ thay đổi trở lại ngôi thứ 3, bây giờ là tiên tri nói. Ông giải thích ý
nghĩa của ẩn dụ. Sự giải thích rõ ràng ở đây đó là Giê-hô-va là chủ và nhà
Y-sơ-ra-ên là vườn nho; cư dân Giu-đa là cây nho, trái nho là sự công chính và
chính nghĩa, những trái nho chua là những kẻ làm đổ máu, là tiếng khóc bị ức hiếp.
7e Ngài
trông họ được công chính (mispat)
mà nầy có sự
bạo ngược (mispah)
7f trông
được công bình (sedaqa)
mà nầy có tiếng
kêu la (se’aqa)
7. Phân Tích Từ Ngữ (Lexical Analysis)
Có một số từ ngữ quan trọng cần xe
xét ở đây
Bạn (c.1a)
Vườn nho (c.1b)
Trông đợi; mong (c.2,4,7)
Nho chua (c.4d)
Công chính/công bình (c.7e.g)
Tất cả những
từ ngữ này đều có thể tìm ý nghĩa tại Thánh Kinh Từ Điển
8. Ý Nghĩa
Thần Học (Theological Analysis)
Ý nghĩa thần
học của cả đoạn này nói về chủ vườn nho: Giê-hô-va, vườn nho: Y-sơ-ra-ên, và
trái nho: việc làm của họ. Những gì mà Giê-hô-va đã làm cho dân Y-sơ-ra-ên? Và
Ngược lại dân Y-sơ-ra-ên đã làm gì?
Phân đoạn
này phù hợp và quan trọng với Ê-sai như thế nào?
Những từ “Khốn
thay” trong phân đoạn kế tiếp từ c.8 trở đi có ý nghĩa gì?
Chúng ta có
thể học điều gì về ý nghĩa thần học từ phân đoạn này?
9. Áp Dụng
Nếu phân đoạn
Kinh Thánh này được dùng để giảng tại hội thánh hoặc học Kinh Thánh thì trong hoàn
cảnh nào là phù hợp? Bạn áp dụng bài học này như thế nào?
Kết luận
Sứ điệp của bài ca (ẩn dụ) rất rõ ràng. Dân
Y-sơ-ra-ên không kết quả như Giê-hô-va mong đợi. Những trái nho chua trong vườn
nho là những trái của Y-sơ-ra-ên. Đức Giê-hô-va trông đợi kết quả được nhắc lại
đến ba lần. Trồng nho, hay trồng cây..đều cần có thời gian, sự kiên nhẫn giống
như nuôi con và giống như phát triển một dân tộc. Đức Giê-hô-va thật sự thất vọng
với dân Y-sơ-ra-ên là điều hiển nhiên. Sự hình phạt đến trên dân sự là điều tất
yếu.
[1] Biblia
Hebraica Stuttgartensia : with Westminster Hebrew Morphology. Stuttgart;
Glenside PA : German Bible Society; Westminster Seminary, 1996, c1925;
morphology c1991, S. Is 5:2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét