Trang Nhà

Phước cho những người trọn vẹn trong đường lối mình,
Đi theo luật pháp của Đức Giê-hô-va.
Thi Thiên 119:1.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Phương Pháp Phân Tích Bản Văn



Phương Pháp Phân Tích Bản Văn
(Lê Vĩnh Phước)

(Textual-Structural-Grammatical Analysis hay còn gọi là Textual linguistic Approach), qua các bước:               

P-H-Â-N T-Í-C-H


Các Bước
Nội Dung Phân Tích
P
Bước 1:
PHÂN TÍCH BẢN VĂN
-          Phân tích bản văn gốc
-          Phân tích và so sánh các bản dịch
-          Nhận định sự khác nhau và các vấn đề liên quan đến bản văn.
-          Giới hạn bản văn
H
Bước 2:
HOÀN CẢNH RA ĐỜI
-          Bối cảnh ra đời của bản văn (lý do)
-          Bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội và tôn giáo mà bản văn đề cập đến.
-          Mục đích được viết
A
Bước 3:
AI VIẾT?
-          Tác giả là ai?
-          Cuộc đời và chức vụ của tác giả có liên quan gì đến bản văn. Tại sao?
N
Bước 4:
NGHĨA CỦA TỪ
-          Phân tích những từ ngữ quan trọng trong bản văn.
-          Số từ được lập đi lập lại.
-          Tại sao từ ngữ đó được sử dụng
T
Bước 5:
TÌM HIỂU CÚ PHÁP
-          Bản văn thuộc thể loại gì? (Truyện kể, Lịch sử Thơ ca, Tiên tri, Phúc âm . .)
-          Cách sử dụng ngữ pháp. Mệnh đề chính và phụ.
-          Các nghệ thuật sử dụng trong văn chương và các phép tu từ, so sánh, hình bóng, châm ngôn, thí dụ…
-          Cách gieo vần, âm tiết, phép đối xứng..
I
Bước 6:
ÍCH LỢI CỦA NGỮ CẢNH
-          Cấu trúc của sách là gì?
-          Bản văn nằm trong phần nào của cả sách?
-          Bản văn có cấu trúc gì đặc biệt?
-          Cấu trúc có truyền đạt sứ điệp gì?

C
Bước 7:
CÓ NGHĨA GÌ
(Giải Nghĩa)
-          Những vấn đề Thần học nào cần được nhắc đến và giải thích trong bản văn.
-          Sứ điệp của bản văn có giống hoặc khác?; khi so sánh với những chủ đề thần học trong Cựu ước, Tân ước và cả Kinh Thánh.
-          Giải nghĩa bản văn dựa vào những phân tích ở trên. Bản văn có nghĩa gì cho người đọc đương thời?
-          Bản văn để lại những sứ điệp và bài học gì cho chúng ta ngày nay?
H
Bước 8:
HỌC ĐƯỢC GÌ NGÀY NAY
(Áp dụng để Giảng Luận)
-          Áp dụng những phần giải nghĩa ở trên để soạn một bài giảng, một bài học KT cho Hội thánh.
-          Trình bày một bố cục bài giảng đơn giản từ những gì đã phân tích ở trên.


Lưu ý: Đây là các bước và phương pháp phân tích bản văn chỉ dành cho học viên trong các lớp tôi dạy mà thôi. Mọi thắc mắc xin liên hệ tác giả.

Giải Nghĩa Hê-bơ-rơ 10: 19-39 (Tác giả: Sinh Viên Chánh, N. V, TpHCM)


                           Giải Nghĩa Hê-bơ-rơ 10: 19-39 (Tác giả: Sinh Viên   Chánh, N. V, TpHCM)
   A/ Giới thiệu:
                Thư tín Hê-bơ-rơ là một quyển sách vô danh, được xem như là báo vật quí giá trong tài sản nhà vua. Sự vinh hiển của Đấng Chrits chiếu sáng qua từng trang sách. Từ những từ ngữ, phong cách, đến cách trình bày điều rõ ràng và đầy màu sắc đáng được khen ngợi với tất cả những lời hoa mỹ dành cho nó. Thư tín nầy gọi là quyển sách giải nghĩa Cựu ước hay nhất vì nó giải nghĩa lịch sử, giải thích sự ứng nghiệm của lời tiên tri, và trên hết đó là bày tỏ mục đích cuối cùng của hệ thống thờ phượng thời xưa.­[1] 
                Hê-bơ- rơ mang hình ảnh của Đấng Christ với bối cảnh của nó là cựu ước. Tác giả gửi đến người đọc lời đề nghị thẳng thắn và gấp rút “ Hãy suy nghĩ đến Chúa Jesus”. Hê-bơ-rơ trình bày sự cảnh cáo của Đức Chúa Trời đối với Cơ Đốc nhân  ngày nay, là những ai ở trong tình trạng “tái phạm” với những cái nhìn tội lỗi vào thế giới mà họ đã được cứu ra khỏi. Không một Cơ Đốc nhân nào tránh khỏi tình trạng hâm hẩm và yếu đuối trong đức tin, Hê-bơ-rơ nói đến những điều nầy. Đây là một quyển sách rất thực tế.[2]
               Dù trong phạm vi giới hạn của bài viết ở đoạn 10: 19-39, nhưng tôi thiết nghĩ cũng đủ để chúng ta có thể làm sang tỏ được vấn đề nầy.


B/ Bản văn:


New American Standard Bible    
19 Therefore, brothers, since we have confidence to enter the Most Holy Place by the blood of Jesus, 20 by a new and living way opened for us through the curtain, that is, his body, 21 and since we have a great priest over the house of God, 22 let us draw near to God with a sincere heart in full assurance of faith, having our hearts sprinkled to cleanse us from a guilty conscience and having our bodies washed with pure water. 23 Let us hold unswervingly to the hope we


Bản truyền thống:
19 Hỡi anh em, vì chúng ta nhờ huyết Đức Chúa Jesus được dạn dĩ vào nơi rất thánh, 20 bởi đường mới và sống mà Ngài đã mở ngang qua cái màn, nghĩa là ngang qua xác Ngài, 21 lại vì chúng ta có một thầy tế lễ lớn đã lập lên cai trị nhà Đức Chúa Trời, 22 nên chúng ta hãy lấy lòng thật thà với đức tin đầy dẫy trọn vẹn, lòng được tươi sạch khỏi lương tâm xấu, thân thể rửa bằng nước trong, mà đến gần Chúa. 23 Hãy cầm giữ sự làm chứng về điều trông cậy chúng ta chẳng chuyển lay, vì 


Bản phổ thông:
19 Cho nên , thưa anh chị em, bây giờ chúng ta nay được hoàn toàn tự do và dạn dĩ vào Nơi Chí Thánh do sự chết của Chúa Jesus mang lại. 20  Chúng ta có thể đi trên con đường mới và sống mà Chúa Jesus đã mở ra cho chúng ta, dẫn chúng ta qua bức màn, tức xác Ngài. 21 Và vì chúng ta có một thầy tế lễ tối cao rất lớn quản trị cả nhà Thượng Đế, 22 cho nên chúng ta hãy lấy lòng chân thành và đức tin vững chắc mà đến gần Thượng Đế vì chúng ta đã được tẩy sạch khỏi lương tâm tội lỗi, thân thể


Bản dịch mới năm 2002
19Vậy, thưa anh chi em, vì chúng ta vững tâm bước vào nơi chí thánh nhờ huyết Đức Chúa Jesus, 20 qua con đường mới và sống mà Ngài đã mở xuyên qua bức màn, nghĩa là xuyên qua thân xác Ngài. 21 Chúng ta cũng có một vị thượng tế vĩ đại được lập lên trên nhà của Đức Chúa Trời, 22 nên chúng ta phải đến gần Chúa với lòng chân thành, trong niềm tin vững chắc, tâm khảm được tẩy sạch khỏi lương tâm ác, thân thể đã được tắm rửa bằng nước tinh sạch. 23 Chúng ta hãy


profess, for he who promised is faithful. 24 And let us consider how we may spur one another on toward love and good deeds. 25 Let us not give up meeting together, as some are in the habit of doing, but let us encourage one another- and all the more as you see the Day approaching. 26 If we deliberately keep on sinning after we have received the  knowledge of the truth, no sacrifice for sins is left, 27 but only a fearful expectation of  raging fire that will consume the enemies of God. 28 Anyone who
Đấng đã hứa cùng chúng ta là thành tín. 24 Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; 25 chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau , và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy. 26 Vì nếu chúng ta đã nhận biết lẻ thật rồi, mà lại cố ý phạm tội, thì không còn có tế lễ chuộc tội nữa, 27 nhưng chỉ có sự đợi chờ kinh khiếp về sự phán xét, và lửa hừng sẽ đốt cháy kẻ bội nghịch mà thôi. 28 Ai đã phạm luật pháp Môi-se , nếu
được rửa bằng nước trong. Hãy nắm vững hy vọng mà chúng ta đã xưng nhận vì tin chắc Thượng Đế sẽ làm được điều Ngài hứa. 24 Chúng ta hãy suy nghĩ đến nhau và tìm cách khuyến khích nhau, bày tỏ tình yêu thương và làm điều thiện. 25 Đừng xao lãng các cuộc nhóm họp, như một số người đang làm, nhưng hãy siêng năng nhóm họp, và khích lệ nhau. Khi thấy ngày ấy đến gần chừng nào thì anh chị em hãy càng sốt sắng thêm chừng nấy. 26 Nếu sau khi đã học biết chân lý mà chúng ta nhất quyết tiếp tục phạm tội thì không
còn sinh tế nào để
giữ vững không lay chuyển lời tuyên xưng về niềm hy vọng của chúng ta, vì Đấng hứa với chúng ta luôn luôn  thành tín. 24 Chúng ta hãy lưu ý khích lệ nhau trong tình yêu thương và các việc lành. 25 Đừng bỏ sự nhóm họp với nhau như thói quen của vài người, nhưng hãy khuyến khích nhau; anh chị em càng làm như thế nhiều hơn khi thấy Ngày Chúa càng gần. 26 Sau khi nhận biết chân lý, nếu chúng ta còn cố ý phạm tội, thì không còn sinh tế nào chuộc tội được nữa, 27 chỉ còn sợ sệt chờ đợi sự xét đoán và lửa hừng sắp thiêu đốt những


rejected the law of Moses died without mercy on the testimony of two or three witnesses. 29 How much more severely do you think a man deserves to be punished who has trampled the Son of God under foot, who has treated as an unholy thing the blood of the covenant that sanctified him, and who has insulted the Spirit of grace? 30 For we know him who said, "It is mine to avenge; I will repay," and again, "The Lord will judge his people." 31 It is a dreadful thing to fall into the hands of the living God.
có hai ba người làm chứng, thì chết đi không thương xót, 29 huống chi kẻ giày đạp Con Đức Chúa Trời, coi huyết của giao ước, tức là huyết mà mình nhờ nên thánh, là ô uế, lại khinh lờn Đức Thánh Linh ban ơn, thì anh em há chẳng tưởng  rằng người ấy đáng bị hình rất nghiêm  đoán phạt hay sao? 30 Vì chúng ta biết Đấng đã phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta; ta sẽ báo ứng, Ấy làlời Chúa phán. Lại rằng: Chúa sẽ xét đoán dân mình. 31 Sa vào tay Đức Chúa Trời hằng sống là sự đáng kinh khiếp thay! 32 Hãy nhớ lại những  
chuộc tội lỗi nữa. 27 Chỉ còn có lo sợ chờ đợi sự trừng phạt và lửa khủng khiếp tiêu diệt những kẻ chống nghịch Thượng Đế mà thôi. 28 Ai không vâng giữ luật pháp Môi-se thì bị kết tội dựa theo bằng cớ của hai hoặc ba nhân chứng và bị xử tử, không khoan hồng. 29 Cho nên anh chị em phải nghĩ đối xử thế nào với những kẻ coi thường Con Thượng Đế, xem huyết giao ước đã thánh hóa họ chẳng khác nào một thứ huyết khác, sỉ nhục Thánh Linh của ân phúc Thượng Đế? Chắc chắn họ phải bị trừng phạt nặng
hơn. 30 Chúng ta
kẻ chống nghịch. 28 Ai bất chấp luật pháp Môi-se nếu có hai hay ba người làm chứng thì bị xử tử không thương xót. 29 Huống hồ kẻ chà đạp Con Đức Chúa Trời, coi thường huyết giao ước đã thánh hóa mình và xúc phạm Thánh Linh ban ân sủng, thì anh chị em tưởng kẻ ấy không đáng bị hình phạt nặng nề hơn hay sao? 30 Vì chúng ta biết Đấng đã phán: “Sự báo thù thuộc về Ta; chính Ta sẽ báo ứng,” lại bảo: “Chúa sẽ xét đoán dân Ngài.” 31 Sa vào tay Đức Chúa Trời Hằng Sống là một điều khủng khiếp! 32 Nhưng anh chị em hãy


32 Remember those earlier days after you had received the light, when you stood your ground in a great contest in the face of suffering. 33 Sometimes you were publicly exposed to insult and persecution; at other times you stood side by side with those who were so treated. 34 You sympathized with those in prison and joyfully accepted the confiscation of your property, because you knew that you yourselves had better and lasting possessions. 35 So do not throw away your confidence; it will be richly rewarded.
lúc ban đầu đó, anh em đã được soi sáng rồi, bèn chịu cơn chiến trận lớn về những sự đau đớn: 33 phần thì chịu sỉ nhục, gặp gian nan, như làm trò cho thiên hạ xem, phần thì chịu khổ với với những kẻ bị đối đãi đồng một cách. 34 Vì anh em đã thương xót kẻ bị tù, và vui lòng chịu của cải mình bị cướp, bởi biết mình có của cải quí hơn hằng con luôn. 35 Vậy  chớ bỏ lòng dạn dĩ mình , vốn có một phần thưởng lớn đã để dành cho. Vì anh em cần phải nhịn nhục, hầu cho khi đã làm theo ý muốn Đức Chúa Trời rồi, thì được như lời đã hứa cho mình.
biết Thượng Đế phán “ Ta sẽ trừng phạt kẻ phạm tội; Ta sẽ báo trả họ” Ngài cũng phán thêm, “ Chúa sẽ xét xử dân Ngài” 31 Rơi vào tay Thượng Đế hằng sống là điều khủng khiếp. 32 Hãy nhớ lại trước kia lúc anh chị em mới học biết chân lý. Anh chị em phải chiến đấu gay go với nhiều khổ đau nhưng vẫn vững mạnh. 33 Đôi khi bị chế giễu và bị ngược đãi công khai và đôi lúc anh chị em cùng sản sẻ với những người gặp đồng hoàn cảnh. 34 Anh chị em giúp đỡ và chia sẻ nổi khổ của những kẻ tù tội và khi bị người ta tước
đoạt tài sản rmà vẫn
nhớ lại những ngày trước kia, khi mới được soi sáng, anh chị em đã kiên trì trong một cuộc chiến đấu lớn lao, nhiều đau khổ, 33 khi thì công khai chịu sỉ nhục và hoạn nạn, khi thì chia xẻ nổi niềm của những người gặp cảnh ngộ đó. 34 Thật thế, anh chị em đã cùng chịu đau khổ với các tù nhân, vui mừng chập nhận khi bị tịch thu tài sản vì biết rằng mình có tài sản tốt hơn và con mãi. 35 Vậy, anh chị em đừng bỏ lòng tin tưởng chắc của mình, là điều đem lại giải thưởng lớn. 36 Anh chị em cần kiên trì để sau khi làm theo ý muốn của Đức




36 You need to persevere so that when you have done the will of God, you will receive what he has promised. 37 For in just a very little while, "He who is coming will come and will not delay. 38 But my righteous one will live by faith. And if he shrinks back, I will not be pleased with him." [ 39 But we are not of those who shrink back and are destroyed, but of those who believe and are saved


37 Còn ít lâu, thật ít lâu nữa, thì Đấng đến sẽ đến; Ngài không chậm trễ đâu
38 Người công bình của ta phải cậy đức tin mà sống, nhưng nếu lui đi thì linh hồn ta chẳng lấy làm đẹp chút nào. 39 Về phần chúng ta, nào phải là kẻ lui đi cho hư mất đâu, bèn là kẻ giữ đức tin cho linh hồn được cứu rỗi.


 vui vì biết mình có những của cải tốt hơn và bền vững hơn.35 Cho nên đừng mất lòng can đảm của anh chị em, vì có phần thưởng rất lớn đi theo. 36 Anh chị em hãy  bền lòng vâng theo ý muốn của Thượng Đế và nhận được điều Ngài hứa. 37 Vì ít lâu nữa thôi, “Đấng phải đến sẽ đến. Ngài không chậm trễ đâu. 38 Người đã giảng hòa cùng ta sẽ sống bằng đức tin. Nhưng nếu sợ hãi mà quay đi, thì ta sẽ không vui chút nào”. 39 Nhưng chúng ta không phải là những kẻ quay đi để bị chết mất. chúng ta là những người có đức
rỗi.


Chúa Trời, anh chị em sẽ hưởng được điều Ngài đã hứa. 37 Vì còn ít lâu, chỉ ít lâu thôi, thì Đấng ngự đến sẽ tới nơi, không trì hoãn. 38 Nhưng  “người công chính của ta sẽ sống bởi đức tin”. Nếu lùi bước đi thì linh hồn ta chẳng vui về người. 39 Nhưng chúng ta không phải là những người chịu lùi bước để rồi bị hư vong , nhưng là những người giữ đức tin để được sự sống.


I/ Phân tích bản văn:
  1. Bản văn và các vấn đề bản văn:
Ở đây bản New American Standard Bible  dùng blood of Jesus, bản truyền thống dịch huyết Đức Chúa Jesus, bản dịch mới năm 2002 cũng dịch huyết Đức Chúa Jesus, nhưng bản phổ thông lại dịch sự chết của Chúa Jesus. Vậy ta thấy bản phổ thông không chính xác (câu 19)
            Bản New American Standard Bible  dùng Most Holy place, bản truyền thống dịch nơi Rất Thánh, hai bản dịch kia đều dùng nơi Chí Thánh. Ở đây ta thấy các ý nghĩa điều tương tự.
            Bản New American Standard Bible  dùng a great priest, bản truyền thống dịch thầy tế lễ lớn, bản phổ thông lại dịch thầy tế lễ tối cao, bản dịch mới năm 2002 dịch thầy tế lễ vĩ đại. Ở đây bản phổ thông dịch không sát nghĩa băng các bản kia.
            Bản New American Standard Bible dùng God, bản truyền thống và bản dịch mới năm 2002 đều dịch Đức Chúa Trời, còn bản phổ thông lại dịch Thượng Đế, (câu 21). Theo trào lưu ngày nay, người ta hay gọi những khách hàng của họ là Thượng-đế, vì thế tôi e rằng sẽ người những người nhạo bang và hiểu lầm.
            Bản New American Standard Bible  my righteous one will live by faith, bản truyền thống dịch Người công bình của ta phải cậy đức tin mà sống, bản phổ thông dịch Người đã giảng hòa cùng ta sẽ sống bằng đức tin, bản dịch mới năm 2002 cũng người công chính của ta sẽ sống bởi đức tin. Ở đây bản New American Standard Bible và bản dịch mới năm 2002 là chính xác hơn…
           Tại đây, chúng ta nhận thấy có đôi điều khác nhau giữa các bản dịch Kinh thánh tiếng Việt, sở dĩ có sự khác nhau này là vì mỗi từ ngữ trong nguyên văn Hy-lạp có nhiều nghĩa tương đương trong tiếng Việt, nhưng khi dịch Kinh thánh từ nguyên văn ra tiếng Việt thì các các dịch giả đã chọn những từ mình thích nên có các sự khác nhau. Điều này khiến cho người đọc cũng hiểu những từ ngữ, những phân đoạn Kinh thánh này một cách khác nhau, dẫn đến có sự khác nhau trong việc giải thích Kinh thánh... Sau khi so sánh với bản New American Standard Bible tôi chọn bản Truyền Thống để làm nền tảng cho bài làm nầy, vì thấy bản Truyền Thống dịch chính xác hơn hai bản dịch kia .

  1. Giới hạn bản văn:
Hê-bơ-rơ đoạn 10 : 19-39 là phân đoạn kinh thánh rất đặc biệt, vì từ đoạn 1: 1 đến 10: 18 tác giả đã cho thấy vai trò của Chúa Jesus trong công cuộc cứu chuộc của Đức Chúa Trời là hoàn hảo khi so sánh Ngài với các nhân vật cũng như các phương cách của thời cựu ước. Đến 10:19-39 là một sự đúc kết cho vấn đề ông muốn nói ở trên, và nó cũng làm nền liên kết các đoạn còn lại, đặc biệt là đoạn 11. Tuy nhiên, phân đoạn nầy đã bao gồm khá đầy đủ nội dung mà chúng ta cần nghiên cứu, nên chúng ta có thể nghiên cứu nó một cách độc lập.


II/ Tác giả và tác phẩm:
1.    Tác giả:
      Thật ra chưa ai có thể khẳn định về tác giả của sách Hê-bơ-rơ. Tuy nhiên nhiều học giả Kinh Thánh cho rằng sách Hê-bơ-rơ là của Phao-lô. Nhưng có một số người lại cho rằng có thể là một trong những người bạn cùng làm việc với Phao-lô là: A-bô-lô, hay Lu-ca, hay là Ba-na-ba. và cũng có người lại cho rằng: của Aquila, Si-la, Phi-lip hoặc Clement ở Rô-ma…
                Nhưng theo quan điểm của tôi, khi đọc sách Hê-bơ-rơ, tôi thấy đây là một bức thư mà đòi hỏi người viết không chỉ có một kiến thức sâu rộng, mà phải có một sự uyên thâm về luật pháp của Đức Chúa Trời. Ngoài ra tác giả của thư cũng phải có một kinh nghiệm riêng tư trong sự gặp gỡ Chúa, và một sự từng trãi trong đức tin trên bước đường theo Ngài. Nghiên cứu  mạch văn và sự tương quan của sách Hê-bơ-rơ với các sách thư tín của Phao-lô  tôi tin rằng Hê-bơ-rơ là sách của Phao-lô.
                Trong bản King James có ghi ở phần nhan đề: Thơ tín của Phao-lô. Và ngay từ lúc đầu, giáo hội Đông Phương cũng đã nhìn nhận Phao-lô là tác giả của sách Hê-bơ-rơ. Rồi đến thế kỷ thứ 4 thì giáo hội Tây Phương cũng nhìn nhận đây là tác phẩm của Phao-lô.[1]
2.    Niên hiệu:
      Thơ tín nầy có thể được viết vào khoảng năm 65 – 70 S.C. Và  chắc chắn là trước khi thành Giê-ru-sa-lem bị hủy phá vào năm 70S.C, vì đây là biến cố rất lớn mà không thấy tác giả đề cập đến. Trong đoạn 13: 24 “ các thánh đồ ở Y-ta-li”  Vậy thơ nầy có thể được viết tại xứ Y-ta-li. Và 13:23 cho thấy Ti-mô-thê đang ở với tác giả, và họ cùng đi lên Giê-ru-sa-lem (Công 20:4), và sau đó đi tới kinh thành La-mã (Cô-lô-se 1:1).[2]
III/ Người nhận thư và bối cảnh:
1.    Người nhận:
Như thư tín thứ nhất của Giăng, thư tín nầy không ghi tên người nhận. nhưng nội dung quyết chắc dành cho người Do Thái, vì nó luận về mối liên quan của Đấng Christ với ban tế lễ Lê-vi và các tế lễ trong đền thờ. Thơ nầy luôn luôn trưng dẫn Cựu-ước để xác chứng điều nó quả quyết. Theo truyền thoại thường được công nhận, thì thơ nầy gửi cho các người Do-thái tin theo Đấng Christ và họ đang ở xứ Pha-lét-tin; tuy nhiên, có một số người nghĩ rằng có lẽ thơ nầy gửi cho người Do-thái ở La-mã, hoặc A-léc- xăn- đơ-ri , hoặc ở nơi nào khác.[3].
Và căn cứ vào nội dung của bức thư, cụ thể 5:12; 10:32… ta thấy rằng độc giả thư nầy phải là những Cơ-đốc nhân trưởng thành, đã có một từng trãi trên bước đường theo Chúa.
2.    Bối cảnh lịch sử:
      Thư nầy được viết sau một thời kỳ mà người Cơ Đốc Do Thái gặp sự khủng hoảng lớn đó là sự kiện Nê-rô đốt thành La-mã (năm 64S.C). Lúc nầy nhiều nhà lảnh đạo của họ như Gia-cơ, Phi-e-rơ… bị giết. Cơ Đốc giáo bị gán cho là phạm tội, không còn có sứ đồ nào để nâng đỡ khích lệ  họ; và vì thế đã có nhiều người lui đi trong đức tin. Tiếng gọi trở về đạo gốc Do-thái càng nhiều hơn. Nếu những nhà hội trở thành nhà hội đạo Do-thái thì sẽ an toàn hơn, vì dù sao đi nữa Do Thái Giáo vẫn là một tôn giáo hợp pháp dưới thời La-mã và cả vùng thuộc địa của đế quốc.[4]
 Điều nầy càng rõ ràng hơn trong phân đoạn mà chúng ta đang nghiên cứu khi tác giả đã nhấn mạnh đến đặc ân mà Cơ-đốc nhân được nhận lảnh bởi huyết của Chúa Jesus qua sự chết của Ngài trên thập tự giá; ông cũng đã cảnh cáo về sự phán xét kinh khiếp của Đức Chúa Trời đối với kẻ phạm tội xem thường huyết của Chúa Jesus và đồng thời nhắc lại những những đau đớn, hoạn nạn mà họ đã phải chịu vì đức tin của buổi ban đầu để khích lệ họ cứ mạnh mẽ, dạn dĩ và vững vàng trong đức tin nới Cứu Chúa Jesus.
IV/ Phân tích ngữ văn
  1. Cách hành văn:
Với cách dùng từ ngữ đậm nét của thời kỳ cựu ước, “Nơi rất Thánh, bức màng…” cùng với lối văn mạch lạc, dứt khoát, “Hãy…, chớ…” xen lẫn sự cảnh cáo, “Kinh khiếp, phán xét, lửa hừng đốt cháy, không thương xót, báo ứng…” có và những lời lẻ an ủi, khích lệ, “Người công bình của Ta, linh hồn Ta chẳng lấy làm đẹp…” điều đó đã làm tăng giá trị của bức thư, đem lại sự hiệu quả lớn cho người đọc cùng người nghe.
  1. Phương pháp truyền đạt:
Bằng phương pháp so sánh, đối chiếu, (Chúa Jesus và Thiên-sứ, đoạn 1); (Chúa Jesus và Môi-se, đoạn 3); (Giao ước mới và cũ, đoạn 4); (Chúa Jesus và Mên-chi-xê-đéc, đoạn 7); Chúa Jesus và A-rôn, đoạn 7), tác giả đã dùng những hình ảnh, những nhân vật của thời cựu ước, và qua đó ông đã làm nổi bật hình ảnh, vai trò của Chúa Jesus để cũng cố đức tin và khích lệ những người cơ đốc giữ vững lòng trung tín vời Ngài
VI/ Mục Đích Viết Thư:
                        Trong bối cảnh như vậy, tác giả đã viết thư nầy nhằm nhen nhúm lại ngọn lửa đức tin dường như sắp tàn rụi, và khơi lại lòng nhiệt huyết, sự nóng cháy đang ở trong giờ phút cấp thiết mà dường như nhiều người đã muốn lui đi trong đức tin nơi Cứu Chúa Jesus.
1.    Dạy dỗ:
-       Chúa Jesus chính là sinh tế để chuộc tội lỗi chúng ta. Qua sự chết của Chúa Jesus và bởi  huyết  Ngài mà chúng ta được sạch tội và được dạn dĩ vào nơi rất thánh. 10: 19-23
-  Chúa Jesus cũng là cũng là thầy tế lễ thượng phẩm đời đời đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời để cầu thay cho chúng ta. 10:  21.
-       Hãy nhớ đến sự hoạn nạn, thử thách trong đức tin buổi đầu mà mình đã gánh chịu vì danh Chúa.
2.    Khuyên bảo:
-  Các tin hữu phải trung tin nhóm lại thờ phượng Chúa, đồng thời cũng nâng đỡ, khích lệ niềm tin của anh em mình. 10: 24-25
-       Là người Cơ-đốc không được cố ý phạm tội. 10: 26-31.
-  Không được lui đi trên bước đường theo Chúa, nhưng hãy cậy đức tin mà sống để nhận được sự cứu rỗi linh hồn. Vậy đề tài mà tôi muốn dùng để phân tích phân đoạn Kinh Thánh nầy là: HÃY DẠN DĨ TRONG ĐỨC TIN.
VI/ cấu trúc ban văn: Hê-bơ-rơ 10 : 19 – 39
1.      Câu chìa khóa: Hê-bơ-rơ 10 : 38-39
  1. Cấu Trúc:
Phần 1: Những đặc ân dành cho người từng dạn dĩ trong đức tin: 10:19-23 .
a.      Được dạn dĩ vào nơi rất thánh: c19:
b.      Vào nới rất thánh bằng một con đường mới và sống: c20
c.       Có một thầy tế lễ lớn: c21
      d.   Được đến gần Chúa: c22
e.   Nhận lảnh lời hứa của Đấng thành tín: 23
Phần 2: Trách nhiệm của mỗi tin hữu để giúp đỡ nhau cùng dạn dĩ trong đức tin : 10: 24-25.
  1. Tách nhiệm đối với gia đình: c24
  2. Trách nhiệm đối với Hội Thánh: c25
Phần 3: Lời cảnh cáo, nhắc nhở mỗi tín hữu cần phải dạn dĩ trong đức tin:
 10: 26-31.
  1. Không được cố ý phạm tội: c26-29
  2. Sự hình phạt kinh khiếp: c30-31
Phần 4: Sự khích lệ để các tín giữ vững sự dạn dĩ trong đức tin : 10: 32-39.
  1. Nhớ lại những lúc ban đầu: 32-36.
  2. Sự hy vọng và trông đợi của người dạn dĩ trong đức tin: 37-39.
  1. Kết luận:
Với cấu trúc thật rõ ràng, tác giả đã giục lòng các tín hữu được mạnh mẽ  và dạn dĩ trong đức tin nơi Chúa Cứu Thế Jesus.
VII/ Phân tích từ ngữ :
1.Từ ngữ quan trọng :
·         Huyết Đức Chúa Jesus : Theo luật pháp thì hầu hết mọi vật đều nhờ huyết mà được sạch ; không có sự đổ huyết thì không có sự tha tội[5]. Chúa Jesus chịu chết đổ huyết ra để làm sạch tội lỗi con người, nhờ đó tội nhân được đến gần với Đức Chúa Trời (dạn dĩ vào nơi rất thánh)
·         Nơi Rất Thánh : Đền thờ Giê-ru-sa-lem được xây dựng gồm : hành lang, bên trong là nơi Thánh, tiếp theo là nơi Chí Thánh (nơi Rất Thánh). Trong nơi Chí Thánh có hòm giao ước được hai Chê-ru-bin che phủ (I Vua 6 :23-28), đây được xem là nơi hiện diện của Đức Chúa Trời.[6]
·         Cái màn : Giữa nơi Thánh và nơi Chí Thánh được ngăn cách bằng một bức màn. Ngoài thầy tế lễ thương phẩm mỗi năm một lần được đi qua bức màn nầy vào nơi chí thánh để cầu nguyện cho dân chúng, thì không một ai có thể đến gần nơi nầy.(Hê-bơ-rơ 9 :25)
·         Ngang qua xác Ngài : Khi Chúa Jesus chịu chết trên thập tự, thì bức màn trong đền thờ bị xé ra làm hai từ trên chì dưới, (Ma-thi-ơ 27 :50-51), để mở ra một con đường mới để tội nhân được đến với Đức Chúa Trời.
·         Thầy tế lễ lớn : Muốn nói đến chức vụ đặc biệt mà Đức Chúa Trời đã chọn lựa từ chi phái Lê-vi để đại diện cho dân chúng dâng tế lễ cho Đức Chúa Trời và cầu thay cho họ. Xuất 28 :1-4
·         Đức Chúa Trời : Đây là một danh xưng của Đấng Tạo Hóa. Đấng Tự Hữu, Hằng Hữu (Xuất 3 :14)
·         Đức tin đầy dẫy : Muốn nói đến một đức tin mạnh mẽ, trọn vẹn nơi Đức Chúa Trời 
·   Tưới sạch ... Rửa bằng nước trong : Đây là những nghi thức rất quan trọng và cần thiết của thời cựu ước cho một người khi chuẩn bị ra mắt Đức Chúa Trời.
·         Đến gần Chúa : Đây là một ơn phước, một đặc ân rất đặc biệt mà nếu Đức Chúa Trời không cho phép thì không ai có thể.
·         Thành tín : Đây là một đặc tính của Đức Chúa Trời, Khi Ngài hứa điều gì với chúng ta thì Ngài có quyền làm trọn điều đó.
    • Ngày ấy : Tức ngày Chúa Jesus trở lại để phán xét thế gian nầy.
·         Lẽ thật : Là chân lý, và lẻ thật cũng chính là Chúa Jesus (Giăng 14 :6)
·         Cố ý phạm tội : Có nghĩa là chúng ta đã biết rõ điều đó là tội lỗi, và  được Đức Thánh Linh cáo trách, nhắc nhở nhưng chúng ta vẫn cứ làm.
·         Tế lễ chuộc tội : Thời cựu ước, khi dân sự phạm tội thì họ phải đem đến cho thầy tế lễ một con chiên, hoặc con dê... để làm tế lễ chuộc tội.
·         Sự phán xét : Chỉ về ngày chung kết cõi đời nầy, lúc đó mọi người phải ứng hầu trước tòa án của Đức Chúa Trời để chịu sự phán xét.
    • Lửa hừng : Chỉ về hồ lửa, là sự chết thứ hai.(Khải huyền 20 :14)
·         Luật pháp Môi-se : Muốn nói đến Ngủ kinh Môi-se, cụ thể hơn là mười điều răn của Đức Chúa Trời.
·         Con Đức Chúa Trời : Chính là Đức Chúa Jesus, khi nói đến Con Đức Chúa Trời thì muốn nói đến Ngài là Đức Chúa Trời.
·         Huyết của giao ước : Chính là huyết của Đức Chúa Jesus đã phải đổ ra trên thập tự giá.
·         Nên thánh : Tội nhân khi tin nhận Chua Jesus thì được kể là Thánh nhân, được đứng vào địa vị thánh của Chúa
·         Đức Thánh Linh : Ngôi thứ ba trong ba Ngôi Đức Chúa Trời, Ngài cũng chính là Đức Chúa Chúa Trời.
    • Lời Chúa : Kinh Thánh chính là lời Đức Chúa Trời
·         Sa vào tay Đức Chúa Trời hằng sống: Đây là một ý nghĩa hình bóng để nói đến sự uy quyền cùng với sự hình phạt kinh khiếp đối với kẻ bội bạc chống lại Đức Chúa Trời.
·         Chiến trận lớn : Một người tin nhận Chúa Jesus là bước vào một chiến trận, nhưng không phải chiến trận với con người mà là với Ma-quỉ (Ê-phê-sô 6 :12)
·         Của cải quí hơn : Mọi sự của trần gian rồi sẽ qua đi, và để dành cho lửa ; nhưng người tin nhận Chúa Jesus sẽ có cơ nghiệp ở trên trời.
    • Đấng đến sẽ đến : Là Chúa Jesus và sự trở lại của Ngài.
·         Người công bình : Những người tin nhận Chúa Jesus điều được kể là người công bình
·         Linh hồn ta chẳng lấy làm đẹp: Muốn nói đến tình yêu sâu đậm của tác giả cũng là tình yêu của Chúa dành cho dân sự của Ngài
·         Linh hồn được cứu rỗi : Đây là mục đích cuối cùng trong chương trình của Đức Chúa Trời.
  1. Mục đích sử dụng của tác giả :
Như chúng ta đã nói ở trên, đứng trước vấn đề nghiêm trọng về tâm linh của các tín hữu. Dường như tất cả đã muốn lui đi trong đức tin nới Cứu Chúa Thế để quay về với lối thờ phượng ngày xưa, của thời cựu ước. Vì thế tác giả đã Tác giả dùng nhiều từ ngữ cũng như phong cách của cựu ước để làm nổi bật vai trò của Chúa Jesus và công cuộc cứu chuộc của Ngài. Đồng thời ông cũng nói đến sự phán xét của Đức Chúa Trời để cảnh cáo, nhắc nhở cũng như khích lệ các tín hữu để họ giữ vững niềm tin, trung tín với Cứu Chúa Jesus.

VIII/ Giải Nghĩa :
1. Sứ điệp của tác giả :
Trong Hê-bơ-rơ 10 :19-39 tác giả nhấn mạnh :
a.         Sự đổ huyết và chịu chết của Chúa Jesus trên thập tự giá đã mở ra cho con người một con đường mới và sống ngang qua bức màn để vào trong nơi chí thánh.
b.         Qua Chúa Jesus con người được thanh tẩy mọi tội lỗi, được nên thánh mà đến gần Đức Chúa Trời.
c.         Hãy tin cậy vững chắc nơi Chúa Vì Ngài là Đấng thành tín.
d.         Người tin Chúa phải biết quan tâm, chăm sóc, gây dựng đức tin cho nhau và trung tin trong sự thờ phượng Chúa.
e.         Người tin chúa không có quyền làm những điều tội lỗi, bất khiết.
f.          Người tin Chúa phải biết rõ về sự phán xét của Đức Chúa Trời.
g.         Người tin Chúa phải trung kiên chờ đợi ngày Chúa trở lại.
2. Giải Nghĩa :
Trong bối cảnh chung khi các Cơ Đốc nhân đối diện với nhưng khó khăn, bắt bớ, họ muốn lui đi trong đức tin nơi Chúa Cứu Thế Jesus để trở về với tôn giáo truyền thống của họ. Phân đoạn kinh thánh đã nêu bật tầm quan trọng của đức tin nơi Đức Chúa Jesus; tiếp theo đoạn 11 lại nêu lên những những tấm gương đức tin. Qua đó ta có thể thấy được ý chính của phân đoạn kinh thánh mà tác giả muốn nói đến là kêu gọi các tin hữu hãy bày tỏ sự dạn dĩ trong đức tin nơi cứu Chúa của mình. Vậy ta có thể chọn cho phân đoạn nầy một đề tài : Cần phải dạn dĩ trong đức tin. Và qua đề tài nầy chúng ta cũng có thể chia phân đoạn kinh thánh nầy ra làm 4 phần sau :
Phần 1: Những đặc ân dành cho người từng dạn dĩ trong đức tin: 10:19-23 .
a.            Nhờ huyết Chúa Jesus được dạn dĩ vào nơi rất thánh: c19:
·         Nơi rất thánh (nơi chí thánh) là nơi hiện diện của Đức Chúa Trời:               Đền thờ Giê-ru-sa-lem là trung tâm thờ phượng Đức Chúa Trời. Đền thờ được xây dựng gồm : Hành lang, là nơi dành cho người ngoại và phụ nữ Do Thái. Nơi thánh dành cho những người đàn ông Do Thái. Nơi chí thánh là nơi bày tỏ sự hiện diện của Đức Chúa Trời.[7]
·         Nơi rất thánh chỉ có thầy tế lễ thượng phẩm mới được vào:
Nơi rất thánh nầy có để một Hòm  Giao Ước của Đức Chúa Trời, trong hòm có một bản luật pháp, cây gậy của A-rôn, bánh ma-na. Ở đây chỉ có thầy tế lễ thượng phẫm mỗi năm mới được vào một lần để cầu thay cho dân sự, và thầy tế lễ cũng không được phép ở lâu nơi nầy. Đây là qui luật Đức Chúa Trời, nếu bất kỳ người nào không vâng giữ đúng sẽ bị tai họa tức khắc.[8]
·         Nhờ huyết của Chúa Jesus mà được dạn dĩ vào nơi rất thánh:
Vậy, chúng ta thấy rằng trong thời cựu ước việc được vào nơi chí thánh là một vấn đề khó khăn và nguy hiểm ; vì đó mọi người điều sợ hãi và không dám đến nơi nầy. Thầy tế lễ thượng phẩm nhờ vào huyết của con sinh tế để mỗi năm vào đây một lần. Nhưng ngày nay mỗi một người trong chúng ta đều có thể vào trong nơi chí thánh bất cứ khi nào mà không phải sợ hãi ; vì sao vậy ? Ấy là nhờ vào huyết của Chúa Jesus.
b.            Vào nơi Rất Thánh bởi con Đường Mới  và Sống: c20
·         Bức màn ngăn cách nơi chí thánh:
Giữa nơi thánh và nơi chí thánh được ngăn cách bằng một bức màn.
·         Bức màn bị xé ra khi Chúa Jesus chết:
Đây là một sự kiện hết sức quan trọng mà trong bốn sách phúc âm thì đã có ba sách chép lại rằng : ...Đức Chúa Jesus kêu lên một tiếng lớn nữa rồi trút linh hồn. Và nầy, cái màn trong đền thờ bị xé ra làm hai từ trên chí dưới. ( Mathi 27 : 50-51 ; Mác 15 : 37-38 ; Lu-ca 23 : 44)
·         Chúa Jesus đã mở ra một con đường mới để vào nơi chí thánh:
Cảm tạ Chúa, qua điều nầy chúng ta đã thấy rõ  Chúa Jesus đã vào trong nơi chí thánh, Ngài không phải nhờ vào huyết của con sinh vật, mà Ngài đã lấy chính huyết của mình, dâng một lần đủ cả, và qua đó Ngài đã mở cho chúng ta một con đường mới và sống ngang qua cái màn, nghĩa là ngang qua xác Ngài.
c.            Có một thầy tế lễ lớn: c21
·         Vai trò của thầy tế lễ:
Trong thời kỳ cựu ước, Đức Chúa Trời đã chọn chi phái Lê-vi trong mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên để làm thầy tế lễ cho Ngài. Thầy tế lễ có vai trò như một cầu nối giữa con người với Đức Chúa Trời. Thầy tế lễ sẽ đại diện cho dân sự dâng tế lễ cho Đức Chúa Trời và cầu thay cho họ.
·         Chúa Jesus là thầy tế lễ lớn :
Chúa Jesus không chỉ là một sinh tế chuộc tội cho nhân loại, nhưng cũng lá một thầy tế lễ để cầu thay cho chúng ta nữa. Kinh Thánh chép sau khi từ kẻ chết sống lại, Chúa Jesus thăng thiên ngồi bên hữu Đức Chúa Trời để cầu thay cho chúng ta. (Công vụ 7 :55 ; Hê 8 :1-6)
·         Chúa Jesus sẽ binh vực cho những người dạn dĩ trong đức tin :
Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta một tâm thần nhút nhát, bèn là tâm thàn mạnh mẽ... (II Ti-mô-thê 1 :7). Còn những kẻ hèn nhát, kẻ chẳng tin... phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng (Khải- huyền 21 :8). Nhưng Chúa Jesus binh vực cho những kẻ yêu mến Ngài và dạn dĩ trong đức tin (Rô-ma 8 :31-39).
      d.  …Đến gần Chúa: c22:
                        Đây là cụm từ hết sức quan trọng mà dân Y-sơ-ra-ên không bao giờ dám nghĩ tới; vì đối với họ từ trước đến nay ngoài những người mà Chúa đã chọn và cho phép họ thì không ai tự động đến gần Chúa mà có thể còn sống. Ngay cả các con trai của A-rôn là những thầy tế lễ của Đức Chúa Trời nhưng khi đến gần Chúa và dâng cho Ngài một thứ lửa lạ thì họ cũng bị chết. Câu 22 nầy dường như đã tóm tắc lại những nguyên tắc và nghi thức ở Lê-vi ký 16: 1-19 mà Chúa đã dạy về đại lễ chuộc tội của dân Y-ra-ên. Nhưng ở đây cho chúng ta thấy dân sự không còn phải lo lắng và khó nhọc để làm theo nghi thức ấy nữa, mà mọi sự Đức Chúa Trời đã làm cho họ qua sự chết đổ huyết đền tội của Chúa Jesus.
e.   Nhận lãnh lời hứa của Đấng thành tín: 23
·         Có sự trông cậy vững chắc về những lời hứa quí giá :
Những điều chúng ta đề cập bên trên là những lời hứa quí giá của Chúa dành cho những ai có sự dạn dĩ trong đức tin, và mọi điều đó đã được xác quyết bằng chính mạng sống của Chúa Jesus. Vì thế Lời Chúa kêu gọi chúng ta phải nắm giữ vững chắc những điều đó.
·         Chúa Jesus là Đấng thành tín :
Điều chúng ta càng vững vàng trong sự tin cậy hơn nữa vì Chính Chúa Jesus là Đấng là ban những lời hứa quí giá đó ; Ngài là Đấng thành tín, và Ngài có quyền làm thành mọi lời hứa của Ngài.
Phần 2: Trách nhiệm của mỗi tin hữu để giúp đỡ nhau cùng dạn dĩ trong đức tin : 10: 24-25.
Người dạn dĩ trong đức tin được nhận lãnh nhiều phước hạnh từ nơi Chúa, và đặc ân luôn đi đôi với trách nhiệm ; trách nhiệm với gia đình và trách nhiệm vời Hội Thánh.
  1. Trách nhiệm đối với gia đình: c24
·         Phương diện thuộc thể:
Chăm sóc gia đình là một trách nhiệm quan trọng đối với các con dân của Chúa, đặc biệt là đối với những người dạn dĩ trong đức tin (I Ti-mô-thê 5 :8); vì gia đình là phần tử rất quan trọng của Hội Thánh và xã hội.
·         Phương diện thuộc linh:
Không chỉ chăm sóc gia đình về phương diện thuộc thể, nhưng phải chăm sóc về phương diện tâm linh; vì chính phương diện thuộc linh là mấu chốt, là nền tảng cho cuộc sống thuộc thể (Ma-thi-ơ 16:26)
  1. Trách nhiệm đối với Hội Thánh: c25
·         Trung tín thờ phượng Chúa:
Thờ phượng Chúa là trách nhiệm đầu tiên, quan trọng đối với người Cơ-đốc. Đời sống tâm linh của chúng ta có được trưởng thành thì chúng ta mới có thể làm những việc khác cho Chúa. Sự thờ phượng Chúa là điều kiện để tâm linh mình được trưởng thành. Thờ phượng Chúa cũng là mạng lịnh thứ ba trong mười điều răn của Đức Chúa Trời.
·         Gây dựng và phát triễn Hội Thánh:
Đây là trách nhiệm của mỗi một người Cơ-đốc. Một người con hiếu thảo thì sẽ luôn luôn tìm mọi cách để xây dựng gia đình mình, giúp đỡ cho cha mẹ; cũng một lẻ ấy một người dạn dĩ trong đức tin sẽ hết lòng để gây dựng và phát triễn Hội Thánh Ngài.
Phần 3: Lời cảnh cáo, nhắc nhở mỗi tín hữu cần phải dạn dĩ trong đức tin:
 10: 26-31.
      a.   Không được cố ý phạm tội: c26-29
·        Vì đã nhận biết lẽ thật:
Con người bất toàn, không ai tránh khỏi những yếu đuối, lỗi lầm. Nhưng cố ý phạm tội lại là một vấn đề khác. Chúa Jesus phán : “Các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi” (Giăng8 :32). Lời Chúa ở I Giăng 3 : 9 chép : Ai sanh bởi Đức Chúa Trời, thì chẳng phạm tội, vì hột giống của Đức Chúa Trời ở trong người, và người không thể phạm tội được, vì đã sanh bởi Đức Chúa Trời. Vậy chắc chắn một người đã thật lòng tin nhận Chúa Jesus, thì Thánh linh Ngài đã ấn chứng trong người đó, và họ sẽ không bao giờ cố ý phạm tội, và họ sẽ không buông tuồng, đắm mình trong tội lỗi.
·        Sẽ không có tế lễ chuộc tội:
Thời cựu ước những người phạm tội thì phải dắt một con sinh vật đến cho thầy tế lễ, và thầy tế lễ giết con sinh đó lấy huyết dâng lên cho Đức Chúa Trời để làm tế lễ chuộc tội cho người đó. Trong thời Tân-ước, Chúa Jesus đã phó chính sự sống của Ngài, lấy huyết để làm sinh tế chuộc tội cho cả nhân loại ; và Ngài đã thực hiện điều nầy một lần đủ cả. Vậy ngày nay khi một người đã tin nhận Chúa, nếu có những yếu đuối lỗi lầm nào thì Chúa Thánh linh sẽ cáo trách, nhắc nhở hầu người đó ăn năn để nhận được sự tha thứ; nhưng nếu người đó không ăn năn mà vẫn cố ý phạm tội thì rõ ràng không còn có tế lễ để chuộc tội cho người đó được. Vì người ấy đã giày đạp Con Đức Chúa Trời, coi huyết của giao ước, tức là huyết mà mình nhờ nên thánh, là ô uế, lại khinh lờn Đức Thánh Linh... Thật vậy, Đức Thánh Linh có vai trò cáo trách tội lỗi con người, và đem những người có tội đến trong sự ăn năn. Nhưng khi một người đã kinh lơn Đức Thánh Linh thì rõ ràng họ không thể được cảm động để đến sự ăn năn với Chúa.
b.  Sự hình phạt: c30-31
·         Sự phán xét thuộc về Chúa:
Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, Ngài đã tạo dựng vũ trụ và con người. Chúa Jesus là Đức Chúa Trời đã bèn lòng trở thành con người để đến thế gian nầy. Ngài đã sống một cuộc đời thánh khiết, Ngài đã chịu chết để đền tội cho con người. Vì thế  chỉ có mình Ngài mới có quyền phán xét con người.
·         Sự hình phạt kinh khiếp
Tay Đức Chúa Trời... Kinh Thánh thường dùng những từ ngữ như vậy để nói về sức mạnh đại quyền, đại năng của Đức Chúa Trời.
Chữ Sa... Muốn nói rằng : Vì Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương, ngài không bao giờ muốn hình phạt con người, Nhưng Ngài cũng là Đấng công bình, thánh khiết không chấp nhận tội lỗi. Ngài đã thi hành sự hình phạt đối với Ma-quỉ và quỉ sứ của nó ; riêng đối với con người thì Ngài đã có chương trình cứu rỗi dành cho họ qua Chúa Jesus. Tuy nhiên con người khước từ Chúa Jesus thì có nghĩa là tự chuốc lấy sự hình phạt cho mình, và sự hình phạt đó là kinh khiếp.
Phần 4: Sự khích lệ để các tín giữ vững sự dạn dĩ trong đức tin : 10: 32-39.
            Sự khich lệ là điều cần thiết vô cùng đối với những người đang ở trong tình trạng yếu đuối, sa suốt. Dưới đây là những sự khích lệ ấy.
  1. Nhớ lại những lúc ban đầu: 32-36.
Hãy nhớ lại những lúc ban đầu… Cuộc sống của con người ai cũng có những ký ức. Có những ký ức rất đau buồn đáng quên; nhưng cũng có những ký ức rất đẹp, rất êm dịu ngọt ngào mà chúng ta cần phải nhớ. Và ở đây tác giả muốn những người Cơ-đốc hãy nhớ lại giờ phút phước hạnh nhất của cuộc đời đó là lúc mới tin nhận Chúa.
·         Sự soi sáng lúc ban đầu:
    Trước khi tin nhận Chúa Jesus, mọi người điều sống trong bóng tối của tội lỗi. Sự tiếp nhận Chúa Jesus là một sự khai sáng cho tâm linh của họ.
·         Sự thử thách lúc ban đầu :
Một người khi tiếp nhận Chúa Jesus thì được làm con của Ngài và không còn thờ lạy Ma-quỉ nữa, vì thế nên nó  cũng sẽ tìm đủ mọi cách để lôi kéo người đó trở về với nó. Vậy việc một Cơ-đốc phải chịu chịu cơn chiến trận lớn về những sự đau đớn, phần thì chịu sỉ nhục, gặp gian nan, như làm trò cho thiên hạ xem, phần thì chịu khổ với với những kẻ bị đối đãi đồng một cách... trong lúc ban đầu là một việc không có gì lạ..
·         Sự dạn dĩ trong đức tin lúc ban đầu :
Dù phải gặp nhiều thử thách, khó khăn như vậy, nhưng bởi tình yêu nóng cháy và niền tin mạnh mẽ của buổi ban đầu khiến họ cứ đứng vững vàng và vượt qua mọi sự để giữ vững lòng dạn dĩ trong đức tin. Đây chính là điều tác giả muốn họ nhớ lại.
Một trong những điều tác giả dùng để khích lệ đức tin của các tín hữu là nhắc họ nhớ điều mà họ đã nhận lảnh khi mới tin nhận Chúa ấy là họ phải luôn nhớ rằng những điều ở trần gian nầy chỉ là tạm bợ, chóng qua, chỉ có đức tin nơi Chúa mới quí gía và bền vững lâu dài.
  1. Sự hy vọng, trông chờ của người dạn dĩ trong đức tin: 37-39.
·         Chúa Jesus sẽ trở lại:
Tuyệt đỉnh trong đức tin của những tin hữu Cơ-đốc là trông đợi ngày Chúa Jesus trở lại, và tác giả đã khẳn định ngày của Chúa sẽ không còn bao xa nữa, chắc chắn Ngài không chậm trễ.
·         Người công bình sẽ sống bởi đức tin:
Bởi đức tin nơi ơn cứu rỗi của Chúa mà chúng ta được xưng công bình. Vậy người công binh phải tiếp tục cậy đức tin để sống mà không có quyền lùi lại trên bước đường theo Chúa của mình. Về nguyên tắc khi chạy đua thì chúng ta cũng phải biết rằng : khi một người dừng lại thì cũng đồng nghĩa với việc lùi đi.
Và, tác giả còn gửi gắm trọn cả tâm tình của mình vào trong bức thư: Nhưng nếu lui đi thì linh hồn ta chẳng lấy làm đẹp chút nào.
·         Dạn dĩ trong đức tin cho đến cuối cùng:
Thật tuyệt vời khi tác giả đi vào phần kết của đoạn thư bằng những lời bày tỏ lòng yêu thương và sự kỳ vọng của mình nơi những tin hữu. Ông tin tưởng rằng dù có khó khăn, thử thách, hoạn nạn thế nào đi nữa thì các tín hữu của ông cũng vẫn giữ vững đức tin để nhận sự cứu rỗi linh hồn.

IX/ Áp Dụng :
1.    Ngày trước chúng ta là những tội nhân đáng bị hình phạt, nhưng nay đã được tha thứ qua sự chết và đỏ huyết của Chúa Jesus. Bởi đức tin trong ơn cứu rỗi đó mà chúng ta được xưng công bình và được hòa thuận lại với Đức Chú Trời. Ngài là Đấng Thành tín ở bên hữu Đức Chúa Trời để binh vực cho chúng ta. Vậy chúng ta hãy dạn dĩ trong đức tin để đến gần Với Ngài.
2.    Là con dân của Chúa chúng ta phải có trách nhiệm quan tâm, coi sóc và  giúp đỡ cho nhau cả về thuộc thể, lẫn đời sống thuộc linh. Cũng phải trung tín nhóm thờ phượng Chúa để xây dựng và phát triễn Hội Thánh của Ngài. Vậy hãy dạn dĩ trong đức tin mà hầu Việc Ngài.
3.    Chúng ta đã được mua chuộc bởi giá rất cao, vì thế chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với tình yêu của Chúa. Phải nhạy cảm với sự nhắc nhở của Đức Thánh Linh để không phạm tội mà phải chuốc lấy sự hình phạt kinh khiếp của Đức Chúa Trời. Vậy hãy dạn dĩ trong đức tin để làm vinh hiển danh Ngài.
4.    Dầu bước đường theo Chúa có nhiều thử thách, khó khăn, băt bớ... nhưng chúng ta phải trung kiên với Chúa, hãy biết rõ cuộc sống trên đất nầy chỉ là tạm bợ mà thôi. Vì chúng ta có của cải quí hơn hằng còn luôn và phần thưởng lớn mà Chúa để dành cho chúng ta ở trong nước đời đời. Vậy hãy dạn dĩ trong đức tin để linh hồn được cứu rỗi. A-men
Dưới đây là một bố cục gợi ý :


HÃY DẠN DĨ TRONG ĐỨC TIN
1.        Hãy dạn dĩ trong đức tin để đến gần Với Chúa.
2.        Hãy dạn dĩ trong đức tin mà hầu Việc Chúa.
3.        Hãy dạn dĩ trong đức tin để làm vinh hiển danh Chúa.
4.        Hãy dạn dĩ trong đức tin để linh hồn được cứu rỗi.

THƯ MỤC :
  1. Các bản Kinh Thánh :  New American Standard Bible;  Bản Truyền thống; Bản phổ thông; Bản dịch mới năm 200.
  2. Thánh Kinh Lược Khảo của Henry Halley, xuất bản năm 1960.
  3. Thánh kinh tự của WM. C. CADMAN, quyển 1và 2, xuất bản năm 1958.
  4. Tài liệu nghiên cứu thư tin tổng quát của GS Lê Vĩnh Phước, năm 2012.
  5. Giải nghĩa thư tin Hê Bơ Rơ của William Barclay do Văn phẩm Nguồn Sống xuất bản.
  6. Giải nghĩa Kinh Thánh ấn bản thế kỷ 21 của G.J Wenham, J.A. Motyer, D.A. Carson, R.T. France. Do nhà xuất bản Tôn Giáo Hà Nội  năm 2004.
Cùng với nhiều tài liệu tham khảo ở các trang web sau :
  1. www.bailuanthanhoc.blogspot.com.
  2. www.nguonsong.com.
  3. www.vietchristian.com.
  4. www.songdaoonline.com.
  5. www.hoithanh.com.


[1] Irving L. Jensen, Hebrews: A Self-Study Guide (Chicago: Moody Press, 1970), 6.
[2] Tài liệu nghiên cứu thư tin tổng quát của GS Lê Vĩnh Phước

[1] Thánh Kinh Lược Khảo của Henry Halley trang 786, xuất bản năm 1960
[2] Thánh Kinh Lược Khảo  của Halley trang 787, xuất bản năm 1960
[3] Thánh Kinh Lược Khảo của Henry Halley trang 786, xuất bản năm 1960
[4] Tổng hợp từ  Thánh Kinh Lược Khảo của Henry Halley trang 787 và R.C.H. Lenski, The Interpretation of the Epistle to the Hebrews and of the Epistle ofJames trang 21
[5] Hê-bơ-rơ 9: 22, và Xuất-ê-díp-tô-ký 24: 8
[6] Thánh Kinh Lược Khảo của Henry Halley trang 250
[7] Thánh kinh tự điển  của WM. C. CADMAN, quyển 1 trang 236-237, xuất bản năm 1958.
[8] Lê vi ký 16:2, Dân sô ký 17:10