HƯỚNG ĐẾN MỘT GIÁO HỘI TRƯỞNG THÀNH
và
MỘT NỀN THẦN HỌC
MANG BẢN SẮC VIỆT NAM
Tác giả: MsGs. LÊ VĂN THIỆN, PhD
THẦN HỌC PHÚC ÂM (TEE) VIỆT NAM
Kính
thưa Ban Tổ chức,
Kính
thưa Quý Đại biểu,
Phần Một: HƯỚNG ĐẾN MỘT GIÁO HỘI TRƯỞNG THÀNH
Khi
đưa ra vấn đề ‘Hướng đến một Giáo Hội trưởng
thành’ Ban Tổ Chức cuộc Hội Thảo muốn lưu ý sự phát triển của Giáo Hội Tin
Lành tại Việt Nam (HTTLVN) trong một
‘cái nhìn mới,’ với mục tiêu có tính cách phổ cập cho một xã hội Á
Đông, vốn đã có một nền văn hóa bản địa lâu đời.
Các
Tham Luận trong kỳ Hội thảo này có thể
rút ra những nét chính của một ‘Giáo Hội trưởng thành.’ Xin đơn cử những Tham Luận có liên quan đến đề tài trên:
Giáo Hội trưởng hành dám
vượt trên những thách thức về xung đột Văn Hóa để gieo trồng Phúc Âm.[1]
Giáo Hội trưởng thành thực
hiện có hiệu quả việc Hội nhập xuyên suốt qua các nền Văn hóa. [2]
Giáo Hội trưởng thành phát
huy sứ điệp Phúc Âm của Thiên Chúa: “Các ngươi là muối của đất, là sự
sáng của thế gian.” [3] Tiêu
biểu:
Đất
là Xã Hội - Muối là Giáo Hội - Tín Nhân là ‘muối’ của Xã Hội.
Thế
Gian là Xã Hội - Sự Sáng là Giáo Hội - Tín
Nhân cũng là tia sáng trong Xã Hội.
Nếu đất không thể thiếu muối, thì Xã Hội
cũng không thể không cần đến Hội Thánh. Vì Hội Thánh Giảng và Sống Phúc Âm, góp
phần biến đổi cộng đồng, biến
đổi
đời sống văn Hóa. [4] Hiệu quả tất
yếu là sự đóng góp của Hội Thánh đem lại hữu ích thực tiễn cho Xã Hội như:
·
Lãnh
vực Đạo Đức: Phát huy tinh thần Nhân ái, Thanh liêm, Trong
sạch.
·
Lãnh
vực Lý Trí: Những nhà khoa học, những
Nhà phát minh Cơ Đốc đã từng
đóng góp cho văn minh nhân loại nhiều thành
quả xuất sắc.
·
Lãnh
vực Văn Hóa: Công bằng, Dân chủ, Văn
minh. Cộng đồng Cơ Đốc chân
chính đã thể hiện
kiểu mẫu tốt đẹp trong Xã Hội.
·
Lãnh
vực Nhân Sinh: Độc Lập, Tự Do, Thịnh
Vượng, Ấm No, Hạnh Phúc.[5]
·
Lãnh
vực Tâm Linh: Bình An, Mãn Nguyện dưới
sự chăm sóc của Thiên Chúa.
Khi đặt vấn đề: Hội Nhập có phái là
xu hướng “tất yếu” của Đạo Tin Lành không? [6] Từ ban
đầu, HTTLVN đã nghiên cứu Văn Hóa Bản Địa
và áp dụng từng bước trong công tác truyền bá Phúc Âm, dầu sứ điệp Phúc Âm
có thể đối kháng những tập tục địa phương; nhưng trên thực tế, Phúc Âm đã từng
bước đẩy lùi những mê tín dị đoan, cải hóa đời sống, khai sáng tâm linh và đổi
mới xã Hội.
Hiện nay, các Giáo Hội Phúc Âm tại Việt
Nam, một mặt- cần được sự tán đồng và ủng
hộ của các Bộ, Ban, Ngành của Nhà Nước ở mọi Cấp, mọi Miền; tạo sự thuận lợi để
các tín hữu Cơ Đốc “hướng đến một Giáo Hội Trưởng Thành,” góp phần cho sự thịnh
vượng Quốc Gia như Kinh Thánh đã dạy: “Nước nào có Giê Hô Va làm Đức Chúa Trời
mình, Dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp mình có phước thay! [7] Mặt kia- Giáo Hội cũng tích cực phát huy những mối liên
hệ giữa Văn hóa Thánh Kinh với Văn Hóa Việt, để xã Hội dễ tiếp cận Phúc Âm Cứu Rỗi của Chúa Cứu Thế. Trong thời gian qua, Giáo Hội Tin Lành
đã đóng góp một số tác phẩm có liên quan đến chủ đề nói trên như: “Ông Trời của người Việt Nam,” [8] “Thần
Học Tin Lành,” [9]
“Phúc Âm và Văn Hóa”[10] v.v Đặc
biệt là trong Luận án Tiến sĩ về “Lịch sử
Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1960),” Mục sư Lê Hoàng Phu cũng đã lưu
ý: “Một Hội Thánh Quốc Gia phải tự bày tỏ
trong phương diện Văn Hóa của mình, ít nhất trong hình thức Thờ Phượng, Âm Nhạc,
Kiến Trúc, Văn Chương và Triết Lý.” [11]
Nhân cuộc Hội Thảo đặc
biệt về Tin Lành, trong phạm vi rất giới hạn, bài Tham Luận này sẽ đề cập một
khía cạnh nhỏ về ‘Nền Thần Học mang Bản sắc
Việt Nam.”
Phần Hai: NỀN THẦN HỌC MANG BẢN SẮC BẢN ĐỊA
XÁC ĐỊNH Ý NGHĨA THẦN HỌC CƠ ĐỐC
CHÍNH THỐNG
THẦN
HỌC là ngành học hỏi về Thân Vị và Công Vụ của Thiên Chúa Ba
Ngôi. Theo Thomas Aquinas thì,“Thần Học
là học về Thiên Chúa, được chính Thiên Chúa truyền dạy để dẫn đến Thiên Chúa.” [12] Dù có nhiều ngành Thần Học, nhưng tập
trung vào hai nhóm: Thần Học Thánh Kinh và
Thần Học Thực Hành. [13]
Thần Học Thánh Kinh (Biblical Theology):
là ngành Thần Học Căn Bản và Chánh Thống, vì hoàn toàn đặt nền tảng trên Kinh
Thánh, từ Sáng Thế Ký đến Khải Huyền; nghĩa là căn cứ vào LỜI VÔ NGỘ
được Thiên Chúa THẦN CẢM (inspired) và Giáo Hội KINH ĐIỂN (Canon). Vì vậy, mọi giáo lý
Cơ Đốc phải đặt trên nền tảng Kinh Thánh (theo nguyên văn Cựu Ước Hi-bá-lai, và
nguyên văn Tân Ước Hi-
lạp), nên gọi là Thánh Kinh Thần Học. Nói cách
khác, từ những Chân lý trong Kinh
Thánh,
Giáo Hội lập ra Giáo Huấn Cơ Đốc, trở thành Thần
Học Hệ Thống. [14]
Thần Học Thực Hành (Practical Theology):
Thánh Kinh Thần Học là NGUYÊN TẮC; Thần Học Thực Hành là GIẢI THÍCH và ỨNG
DỤNG Phúc Âm vào cuộc sống- nghĩa là từ niềm tin đến hành động. Trong Thần Học
Thực Hành hay Ứng Dụng, có ngành Thần Học Bối Cảnh (The Contextual Theology); ngành Thần Học này
xem xét và phân tích Kinh Thánh đã chịu ảnh
hưởng thể nào giữa VĂN HÓA của NGƯỜI VIẾT, người TRUNG
CHUYỂN, NGƯỜI NGHE, NGƯỜI
ĐỌC, NGƯỜI NHẬN… qua nhiều thế hệ. [15]
(i)
Để Giáo lý Thánh Kinh có thể đến được với người nhận, ngành Thần Học Bối Cảnh tìm hướng GIẢI THÍCH Thánh Kinh theo Văn Hóa
NGƯỜI NHẬN (Contextualised); sao cho phù hợp với bản sắc MỖI DÂN TỘC hoặc MỖI ĐỊA
PHƯƠNG. Nói cách khác, những nhà làm Thần Học Bối Cảnh sau khi nghiên cứu Bản
Văn (Text) và Văn hóa Bản địa (Context); [16] thì trình bày lại Giáo lý Thánh Kinh sao cho
phù hợp với mỗi hạng người nghe (Bản địa hóa – Indigenisation)-
không nhất thiết phải nghiêm túc theo nguyên tắc tuyệt đối xưa cũ. [17] Loại Thần Học nầy nhằm giải thích Văn Hóa Kinh
Thánh theo hoàn cảnh cuộc sống ở mỗi địa phương. Vì vậy, điều nầy có thể
sẽ không nhất quán trong cách giải thích, vì sứ điệp đôi lúc sẽ phù hợp với địa
phương nầy, nhưng lại không phù hợp ở địa phương khác.[18]
(ii) Thần Học Bối Cảnh nhiều lúc sẽ
vi phạm luật Giải Kinh vì đã uốn nắn ý nghĩa
trong nguyên văn theo ý
nghĩa bản địa.[19]
TỔNG
QUAN VỀ THẦN HỌC MANG BẢN SĂC VĂN HÓA BẢN ĐỊA:
Nền Thần Học mang bản sắc
Dân tộc Việt Nam nằm trong giới hạn củaTHẦN HỌCBỐI CẢNH, vì thế cũng cần hiểu
qua “Thần Học Bối Cảnh là gì?”
(i) Nhiều thế kỷ qua, Cơ Đốc Giáo Phương Tây
phát triển khắp nơi; sau khi đã thâm nhập và chạm trán với Văn Hóa và Phong Tục
Á Châu, một số nhà Thần Học Á Châu không chấp nhận kiểu ‘Thần Học Thuộc Địa,’ nên đã lập ra một trường
phái riêng để phân tích và giải nghĩa Thánh Kinh theo bối cảnh và quan điểm Á
Đông. Từ đó các nhà Thần Học Châu Á hình thành Khoa THẦN HỌC Á CHÂU.[21]
(ii) Thần
Học Bối Cảnh phát xuất từ Á Châu, vì các nhà Thần Học nhìn thấy sự chậm tiến,
đông dân cư và nghèo thiếu. Họ muốn giải thích cảnh NGHÈO NÀN và HI SINH của
những người theo Chúa Cứu Thế Jesus: “Phước cho những người có lòng khó
khăn, vì nước Thiên Đàng là của những kẻ ấy.” [22]
(iii) Họ lý giải rằng dù cuộc sống vật chất nghèo
thiếu, nhưng đời sống Tinh Thần và Tâm Linh lại phong phú. Từ đó, những nhà Thần
Học Châu Á suy nghĩ đến đường hướng giải kinh phù hợp với Văn Hóa và Tôn Giáo bản
xứ; chẳng hạn như Thần Học TRÂU NƯỚC tại Thái Lan, [23] Thần
Học DÂN CHÚNG tại Hàn Quốc.
[24]
Thần Học Bối Cảnh xuất phát từ Châu Á, khi lan sang Châu Phi có Thần Học DA
MÀU,[25] Nam Mỹ có Thần Học GIẢI PHÓNG,[26] rồi tại Mỹ cũng có Thần Học NỮ QUYỀN.[27]
Tuy nhiên, những nghiên cứu nói trên, tập
trung nhiều đến phương diện VĂN HÓA, XÃ HỘI, CHÍNH TRỊ,…Theo David Smith, Thần
Học Thế giới Thứ Ba cố gắng hòa đồng
các nền Văn Hóa Bản Địa để xây dựng
lại niềm tin Cơ Đốc bằng ngôn ngữ và phong cách của Truyền thống Á ĐÔNG.[28] Những
nhà Thần Học đã từng cố vấn dọn đường cho hướng đi nầy gồm có: Oh Jae Shik,
John England, A.A. Yewangoe, Franklyn Balasundaram, Michael Amaladoss sj,
Janica Wickeri, và một số nhàThần Học địa phương.[29]
Trong
khung cảnh đổi mới của Xã hội Việt Nam, yêu cầu về “Một nền Thần Học mang bản sắc Việt Nam,” nghĩa là làm cho Phúc Âm gần gũi với dân tộc, tránh
bớt những xung đột về Văn Hóa. Mục tiêu là Hòa
đồng Phúc Âm với Văn Hóa Bản địa. Đây
là một ngành rất mới và rất phức tạp trong lịch sử Giải nghĩa Thánh Kinh. Đối với
người làm Thần Học phải chịu nhiều áp lực- vì phải làm sao để giữ được mức quân
bình giữa nền Thần Học Chính Thống với Thần Học mang bản sắc Dân tộc. Trước
tiên,cần phải xác định ý nghĩa THẦN HỌC CƠ ĐỐC CHÍNH THỐNG và sau đó rút ra
nguyên tắc XÂY DỰNG THẦN HỌC BẢN ĐỊA. Bước kế tiếp là chọn nét đặc trưng của
Văn Hóa Dân Tộc để làm tiền đề dẫn đến Phúc Âm của Chúa Cứu Thế một cách CỤ THỂ,GẦN
GŨI
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THẦN HỌC BẢN ĐỊA:
(i) Nguyên Tắc CĂN BẢN đối với NGƯỜI LÀM THẦN HỌC:
* Phải
hết lòng Thờ kính và yêu mến Thiên Chúa Ba Ngôi: tức là một người được tái san nên
thánh và đầy dẫy Đức Thánh Linh. [30]
* Khai
triển mọi Giáo Lý phải đặt nền tảng vững chắc trên KINH THÁNH, PHÙ HỢP VỚI
Ý NGHĨA TOÀN THỂ CỦA THÁNH KINH và THẦN
HỌC CHÍNH THỐNG.
(ii) Hiểu biết các NGUYÊN TẮC GIẢI KINH:
·
NGHĨA TỪ
NGUYÊN (root meaning) trước hết;
·
NGHĨA ĐEN
rồi đến NGHĨA BÓNG (nếu có);
·
NGHĨA THUỘC
LINH (áp dụng).
(iii) Hiểu
biết Văn Hóa Người Viết và Văn Hóa Người NHẬN
(iv) Thần
học mang “Bản sắc Dân tộc.”
·
Khi dùng từ ‘Bản sắc’: sắc màu tự nhiên của
một vật – nghĩa bóng: màu sắc tượng trưng tính chất của một sự việc,
một người. (bản sắc Quốc Gia, bản sắc Nghệ
thuật…) [31]
·
Chọn hình ảnh tiêu biểu: phổ thông, dễ
hiểu, gần gũi với mọi hạng người.
·
Chọn nét đặc trưng của Văn Hóa dân tộc
làm tiền đề dẫn đến Phúc Âm.
·
Trình bày đơn giản làm cho quần chúng hiểu
được và có sức thuyết phục.
Nói chung, việc làm “Thần Học theo Bản sắc Việt Nam” là cách diễn tả sứ điệp Thánh Kinh
sao cho gần gũi với người Dân Việt trong mọi miền Đất Nước. Tuy nhiên, những điều
trình bày trên đây không phải là Đề Tài Mới.
Bởi vì từ khi Tin Lành đến Việt Nam, các nhà Truyền Giáo đã học Ngôn Ngữ, Phong
Tục, Tập Quán, vv…và đã áp dụng phương cách trình bày LỜI trong Bản Văn (Text) cho Người Nghe trong bối cảnh sống
của họ (CONTEXT). [32]
THẦN HỌC PHÚC ÂM TẠI VIỆT NAM
Phúc
Âm được gieo trồng tại Việt Nam từ lâu. Riêng đối với Hội Truyền Giáo CMA[33] chính
thức đến Đà Nẵng vào mùa Xuân năm 1911.Sau hai thập niên, Giáo Hội dần dần chuyển
đổi quyền tự trị từ Hội Thánh Tin lành
ĐÔNG PHÁP đến HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM. [34]
Lớp
Đào Tạo Kinh Thánh được mở năm 1918, sau ba năm thì một Trường Kinh Thánh được
mở tại Đà Nẵng (1921). Hội Thánh sớm lưu ý đến tính Độc Lập nên sách lược TỰ TRỊ -
TỰ LẬP - TỰ TRUYỀN BÁ đã sớm hình thành. Các phương pháp truyền giáo
có tính cách bản địa.[35] Các môn học từ Thần Học Lý Thuyết đến Thần Học
Thực Hành đều nhắm đi vào Tâm hồn và Đời sống Người Dân Việt khắp ba miền
Trung, Nam, Bắc. [36]
Trong Tác phẩm “Hướng Dẫn Làm Thần Học,” John Parratt, Nhà Thần Anh Quốc đã lưu ý
Thần Học Bối cảnh chính là “Gieo trồng
Phúc Âm vào MÃNH ĐẤT nó gắn bó và phát triển.” [37] Và mặc dù phải chịu ít nhiều thay đổi cho phù
hợp,[38] người
ở trong một xã hội ĐA NGUYÊN (Pluralism)
phải biết bản chất PHÚC ÂM vẫn
không
hề bị THAY ĐỔI, hoặc SUY GIẢM” [39]
Nói cách khác, Phúc Âm Thiên Chúa có tính
năng động và Làm Chủ - sau một quá
trình thâm nhập, Phúc Âm như Hạt Giống
sẽ vươn lên, đơm bông, tỏa ra Hương Thơm và Hoa Quả của Nước Trời. Và cho dù
mãnh đất của Hạt Giống Phúc Âm có thể khiến người nông phu thất vọng bởi những
lý do khách quan hoặc chủ quan – vẫn
không thể làm thay đổi BẢN CHẤT của PHÚC ÂM.
Phần
Ba: HƯỚNG ĐẾN MỘT NỀN THẦN HỌC MANG BẢN SẮC VIỆT NAM:
[ MÔ HÌNH Đề Nghị ]
[ MÔ HÌNH Đề Nghị ]
NHỮNG HÌNH ẢNH KHÁC NHAU TRONG CUỘC
SỐNG:
Như
đã đề cập trong Phần Đầu, Thần Học Bối Cảnh
(Contextual Theology) là ngành học mới xuất hiện cách đây ba thập
niên, do một số Thần Học Gia Châu Á và Châu Phi khởi xướng. Mục Phiêu của những
loại Thần Học nầy là nhằm giải thích Văn Hóa Thánh Kinh theo hoàn cảnh cuộc sống ở mỗi Địa
Phương. Vì vậy có thể sẽ không nhất
quán cách giải thích, vì sẽ phù hợp ở địa phương nầy, nhưng lại không phù hợp ở
địa phương khác. [40]
Rất nhiều hình ảnh có liên quan đến đời sống
người Dân Việt.[42] Nếu triển
khai Phúc Âm cho gần gũi với Văn Hóa Việt, thì trong Kinh Thánh, ngoài NÔNG
NGHIỆP còn nhiều Hình ảnh khác có thể áp dụng Thần Học Bối Cảnh trong CÔNG - THƯƠNG - BINH - LÂM - NGƯ NGHIỆP…vv.. Như đã đề cập ở phần Nguyên Tắc (xem lại tr. 6) Thần
Học Bối Cảnh phải có nền tảng Thần học Chính thống
theo
KINH THÁNH. [43]
Việt
Nam là một nước nông nghiệp. Mặc dù Núi chiếm hết ¾ diện tích, vẫn còn ¼ đất
dành cho NÔNG NGHIỆP, trong đó CÂY LÚA
là chính yếu. Khắp mọi miền Đất
Nước, dân Việt Nam sống với ĐỒNG RUỘNG.Vì vậy, bài viết nầy muốn triển khai một
đề tài Thần Học về HẠT GIỐNG.
[44]
LỜI GIÁO HUẤN CỦA CHÚA JESUS:
(i) HẠT GIỐNG PHÚC ÂM:
HẠT GIỐNG trước hết Chỉ về CHÚA JESUS: “Nếu hạt giống LÚA MÌ kia chẳng chết đi khi
gieo xuống đất thì không kết quả; nhưng nếu chết đi thì kết quả nhiều.” [45] “Kẻ gieo giống Tốt là Con Người (Chúa
Jesus) giống tốt là con cái Nước Thiên
đàng.” [46] CỎ
LÙNG (hay cỏ dại) là sự phá hoại của SATAN.
Chúa Jesus dạy rằng: “Vương quốc
Nước Trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình; nhưng Đương khi
người ta ngủ, thì kẻ thù chủ ruộng liền đến, gieo CỎ LÙNG vào trong lúa mì, rồi
di.” [47]
(ii) MÔI
TRƯỜNG TIẾP NHẬN:
Môi
Trường tiếp nhận chỉ về TÂM ĐIA con người, được biểu thi qua bốn loai
ĐẤT:
(i) Đất ở Dọc Đường; (ii) Đất có Đá Sỏi; (iii) Đất có Gai Gốc, và (iv) Đất Tốt. [48]
(iii) QUÁ
TRÌNH CHĂM SÓC:
Khi một
người vừa Tin Đạo thì cần được chăm sóc, thăm viếng, học Đạo; và
được giải thích Thánh Kinh, cách cầu nguyện. Nói chung,
đó là tập tành sự Tin Kính. [49] “Người trồng, kẻ tưới đều bằng nhau, nhưng
chính Thiên Chúa làm cho hạt
giống được MỌC và TĂNG TRƯỞNG.”
[50]
(iv) MÙA GẶT:
Kinh Thánh không chỉ đề cập về kết
quả Truyền Giáo trong hiện tại, nhưng còn tập chú về Ngày Tận
Thế, Chúa Jesus là Chủ Mùa Gặt sẽ từ
Trời trở lại Trần gian để CHẤM CÔNG những Thợ gặt và thâu trữ LÚA vào KHO,
còn RƠM RẠ và TRẤU thì đốt trong LỬA
CHẲNG HỀ TẮT. [51]
ỨNG DỤNG:
Hẵn nhiên, không chỉ
LÚA GẠO mới nói lên được đặc tính phổ quát của đời sống NGƯỜI VIỆT; nhưng từ
ban đầu, khi Thiên Chúa đã dựng nên LOÀI NGƯỜI, Ngài đã truyền ban “mọi thứ cỏ kết hạt.” [52] Và rồi,
đến thời điểm Tận Thế, MÙA GẶT cũng chỉ về sự PHÁN XÉT. [53]
(i)
THỨC ĂN HÀNG NGÀY:
Hạt gạo là loại bột có thể biến chế thành nhiều
loại thức ăn. Ngoài những món ăn chính như CƠM, BÚN, MÌ, PHỞ, tù HẠT GẠO có thể
làm ra hằng chục loại BÁNH hay thức ăn khác nhau. Chúa JESUS đã từng phán: “Ta là BÁNH của SỰ SỐNG; ai đến cùng Ta chẳng
hề ĐÓI, và ai TIN TA chẳng hề KHÁT.” [54]
Để
có thể trở thành Bánh, hạt gạo hay lúa mì phải bị XAY ra thành BỘT. “Nếu hạt
lúa mì kia chẳng chết đi thì không kết quả; nhưng nếu chết đi thì kết quả nhiều.”
[55] Vì thế, Chúa Jesus đến thế gian không
phải đề người ta hầu việc mình, song để
mình hầu việc người ta, - và PHÓ MẠNG SỐNG MÌNH làm giá chuộc nhiều người.” [56]
Với
tinh thần đó, những người TIN THEO Chúa Cứu Thế cũng phải học biết sự PHỤC VỤ, vui vẻ CHỊU KHỔ và HY SINH; để Hội
Thánh Chúa ngày càng phát triển và thêm nhiều tội nhân được cứu rỗi.
(ii) PHÁT TRIỂN VƯƠNG QUỐC CHÚA:
Khi đi qua những cánh đồng lúa bát ngát, ai
trong chúng ta cũng tự hào về sự cần mẫn của người Dân Việt, dù VIỆT NAM vẫn
còn thuộc Thế Giới Thứ Ba. [57] Những quốc gia giàu có trên Thế Giới như Hoa
Kỳ, Nhật Bản, các nước Âu Châu, vv… không chỉ phát triển bằng Nông Nghiệp, song còn hơn thế nữa; họ phát triển bằng KỸ
NGHỆ tiên tiến, hiện đại.
Nhưng chúng ta đang đề cập đến THẦN HỌC BỐI CẢNH tại Việt Nam. Vả lại, Kinh Thánh dùng hình ảnh ĐỒNG
LÚA đề chỉ về sự phát triển VƯƠNG QUỐC NƯỚC TRỜI tại TRẦN GIAN. Theo Phúc Âm MATHIƠ chương 13 có nhiều hình ảnh thí dụ
mà Chúa Jesus so sánh về sự phát triển Nước Chúa tại trần gian, là HỘI THÁNH của
Ngài [58]
(iii) MANA – BÁNH HẰNG SỐNG:
Lúa
Gạo là LƯƠNG THỰC cho đời sống thuộc thể. Chính Chúa Jesus đã dạy kinh LẠY CHA cho các Môn đệ Ngài: “Xin cho chúng tôi ngày nào ĐỦ BÁNH ngày ấy.”
[59] Tuy
nhiên, Chúa Jesus muốn dùng Bánh Thuộc Thể
để dạy về Bánh Thuộc Linh, mà chính
Ngài là MA NA từ trời xuống. Chúa phán: “Ai đến cùng Chúa chẳng hề Dói, và ai tin TA chẳng hề khát.”[60] Đó
là LINH LƯƠNG nuôi dưỡng đời sống THUỘC LINH, mà Chính Chúa Jesus đã ứng dụng rằng:
“Kẻ nào ĂN TA thì sẽ sống đời đời.” [61]
(iv)
LỜI KINH THÁNH là BÁNH SỐNG và NƯỚC SỐNG:
Mặc dù KINH THÁNH cũng là SÁCH như
trăm ngàn quyển sách khác; nhưng. như Tiến sĩ
Peter Master trong tác phẩm Không Như bất cứ
Tác phẩm nào!” [62] đã nhấn mạnh Kinh Thánh là Sách Thánh, chứa đựng MA NA THUỘC LINH, bất cứ ai đọc
và đem lòng TIN mà NHẬN LẤY thì được khôn ngoan và cứu rỗi. [63]
LỜI KẾT
Văn Hóa Việt là
một trong những Đề Tài khá phức tạp. Đâu
là tiêu chuẩn và Thời kỳ nào là Kiểu Mẫu?
Từ thời kỳ một ngàn năm chịu ảnh hưởng Văn
Hóa TÀU, đến thời kỳ một trăm năm chịu ảnh hưởng Văn Hóa TÂY; rồi từ khi giành được Độc Lập, Việt Nam là một Nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa, một phần nào đó chịu ảnh hướng khối ĐÔNG ÂU. Tuy nhiên, cũng theo trào lưu
xã hội, VIỆT NAM - một mặt ĐỔI MỚI, nhưng mặt kia- vẫn bảo vệ giá trị truyền thống
Dân Tộc và những tục lệ bảng, làng.
Phúc Âm của Chúa Cứu Thế
được gieo vào mãnh đất VIỆT trước thời kỳ Pháp
thuộc. Sau đó, Đạo Tin lành truyền đến Việt Nam năm 1911; rồi tiếp theo là
các Nhánh Phái khác nhau của Cơ Đốc Giáo.
Riêng Giáo Hội Tin Lành Việt Nam ngay từ buổi đầu, đã hội nhập Văn Hóa
Việt qua cách mặc Quốc Phục.[64] Nhưng
từ đó đến nay, hầu như phần
đông dân Việt đều chịu
ảnh hưởng phần lớn văn hóa ÂU MỸ.
Các Hội Thánh Người DÂN TỘC
cũng chịu ảnh hường Văn Hóa Việt, nhưng
đồng thời vẫn giữ các Phong tục Tập quán
riêng, Ngôn ngữ riêng của mỗi Sắc Tộc. Vì thế, tổ chức Thánh Kinh Hội hiệp với Hội
Ngôn Ngữ Học [65] đặt TIẾNG và Phiên Dịch Kinh Thánh, góp phần phát triển Văn Hóa của mỗi Dân Tộc,
theo từng Địa Phương.
Tuy
nhiên, sự giảng dạy về văn hóa LÚA GẠO cũng
KHÔNG PHẢI LÀ MỚI; nhưng đó chỉ là GỢI LẠI hình ảnh mang BẢN SẮC VIỆT NAM, mà trong khoa TUYÊN
ĐẠO PHÁP, cố Đốc Học Ms Ông văn Huyên đã từng dạy các Mục sư Việt Nam về
phương Pháp:“Thích Thời hiệp Cơ Hội,” và
các Mục sư Tin Lành cũng đã từng am hiểu cách Hội Nhập Phong Tục và Văn Hóa…để GIỚI THIỆU PHÚC ÂM, và mong ước chính PHÚC ÂM cải hóa, đổi mới đời
sống kẻ tin; từ bỏ những MÊ TÍN, DỊ ĐOAN, LẠC HẬU vốn còn sót lại trong những đời
sống Văn Hóa ấy.
Tại Việt Nam, nhiều Giáo Hội Phúc Âm cũng
đã trải qua lịch sử hằng trăm năm, hoặc hằng chục năm; và hẵn nhiên, mỗi Giáo Hội
đều đã chứng tỏ sự TĂNG TRƯỞNG. Nhưng Tăng
Trưởng và Trưởng Thành là khác
nhau. Trưởng Thành là nói về PHẨM CHẤT
THUỘC LINH nhờ vào KINH THÁNH; còn Tăng Trưởng chỉ nói về SỐ LƯỢNG và TỔ CHỨC. Hội Thánh Cơ Đốc nói chung, muốn được CHÚA thỏa
lòng khi Ngài nhìn thấy; hay chỉ cố gắng làm cho TRƯỞNG THÀNH theo phương diện CON NGƯỜI ? TRƯỞNG THÀNH thề nào mới là LÝ TƯỞNG ?
Vì vậy, những Tín Nhân Cơ đốc, không phân
biệt Giáo Phái - Giáo Hội - Giáo Phẩm - Giáo Dân- tất cả hãy cùng nhau Kính sợ CHÚA, yêu mến LỜI
CHÚA là HẠT GIỐNG THIÊNG LIÊNG; học hỏi, tìm hiểu thấu đáo để SỐNG và TUÂN HÀNH
như Kinh Thánh dạy: “HÃY LÀM THEO LỜI, chớ
lấy NGHE LÀM ĐỦ mà lừa dối mình.” [66] Đồng
thời, tích cực GIEO TRỒNG PHÚC ÂM; làm cho
THẦN HỌC Bản Địa có thể thích nghi; ngõ hầu LỜI CHÚA thấu vào được TÂM ĐỊA mỗi người nghe, bất luận họ là
AI.
Kết thúc Tham Luận nầy, hai Vấn đề nêu trên được
tóm lại:
(i)
Xây Dựng
một Giáo Hội Trưởng Thành, chính là một Giáo Hội Độc Lập trong một Nước Việt
Nam Độc Lập –Tự Do. Đó là Giáo Hội của
những Tín Hữu Tin Lành KÍNH CHÚA –YÊU QUÊ
HƯƠNG – YÊU DÂN TỘC; một Hội Thánh, về mặt XÃ HỘI: xây dựng ĐẤT NƯỚC Việt Nam phú cường; thật sự Công bằng,
Dân Chủ, Văn Minh. Về mặt GiÁO HỘI, kêu gọi sự hiệp nhất và đoàn kết Dân Tộc; chăm
lo đời sống Tâm Linh; NỖ LỰC GIEO GIỐNG PHÚC ÂM – TẤT CẢ
CHO NGƯỜI CHƯA ĐƯỢC CỨU.
(ii) Một Nền Thần Học mang Bản sắc Việt Nam, tức
là Giáo Lý Thánh Kinh không xa rời Văn Hóa và Đời Sống người Việt. Học già
Đào Duy Anh của Việt Nam đã viết: “Văn
Hóa tức là Sinh Hoạt.” [67] Cựu Chủ Tịch tổ chức ATESEA cũng phát
biểu: “Thần Học được khởi sắc tại ĐỨC, chỉnh
sửa tại ANH, suy đồi tại MỸ; nhưng được
Bối Cảnh hóa tại CHÂU Á. Đó là điều TỐI THIỂU chúng ta có thể làm.” [68] Tuy
nhiên, VĂN HÓA có thể thay đổi và phát
triển cho phù hợp với sự tiến bộ của nhân loại; nhưng, sự HỘI NHẬP của PHÚC ÂM
chỉ thay đổi về Phương Cách Truyền bá,
Phương Pháp diễn giải để phù hợp với
người trong cùng hoàn cảnh, chứ KHÔNG thể thay đổi BẢN CHẤT của SỨ ĐIỆP. Lời Chúa trong Thánh Kinh đã
khẳng định: “ĐƯC CHÚA JESUS CHRIST HÔN
QUA, NGÀY
NAY
và CHO ĐẾN ĐỜi ĐỜI VẪN không hề thay đổi.” [69]
“Hãy
GIEO cho mình trong sự công bình, hãy GẶT
theo sự nhân từ; hãy VỠ ĐẤT MỚI! Vì là
kỳ tìm kiếm Đức Giê Hô Va, cho đến chừng nào Ngài đến và sa MƯA CÔNG BÌNH trên
các ngươi.” [70] Chính Chúa Jesus là CHỦ MÙA GẶT, đang thúc giục mỗi
chúng ta:“LÚA CHÍN đầy đồng mà THỢ GẶT lại
ÍT. Vậy anh em hãy xin CHỦ MÙA GẶT, sai thợ ra GẶT LÚA VỀ.” [71] Được như vậy, các HỘI THÁNH Chúa tại
Việt Nam sẽ làm trọn Lời Chúa phán: “CHÍNH CÁC NGƯƠI
Trước khi kết thúc Tham
Luận nầy, còn lại vấn đề cần được lưu ý đến, đó là sự TOÀN CẦU HÓA của Thế giới hiện đại. Việt Nam nói chung và các
Giáo Hội Phúc Âm nói riêng, hãy cung ứng và tận dụng các phương tiện hiện đại để
gieo Giống Phúc Âm, khiến ai nấy đều nếm biết và được no đủ LƯƠNG THỰC THIÊN THƯỢNG.
MsGs. LÊ VĂN THIỆN, PhD.
THẦN HỌC PHÚC ÂM (TEE) VIỆT NAM
†
BIỂU VIẾT TẮT
ATESEA : The Association for Theological
Education in South East Asia
BCG : Bản
Công Giáo
BDY : Bản Diễn Ý
BTT : Bản Truyền Thống
CMA : Christian
& Missionary Alliance
HTTLVN : Hội
Thánh Tin Lành Việt Nam
ISPCK : Indian
Society for Promoting Christian Knowledge
NCV : Bản
New Century Version
SIL : Summer
Institute of Linguistics
SPCK : Soiety
for Promoting Christian Knowledge
TEE : Theological
Education by Extension
TÀI LIỆU THAM KHẢO
KINH THÁNH:
LIÊN HIỆPTHÁNH
KINH HỘI KINH THÁNH
CƯU ƯỚC và TÂN ƯỚC (BCG)
(1998) Tòa Giám Mục Giáo Phận Tp. Hồ Chí Minh.
(1998) Tòa Giám Mục Giáo Phận Tp. Hồ Chí Minh.
GOSPEL OUTREACH NEW CENTURY VERSION: Tin lành MÁC (NCV)
(1994) Iowa: Cedar, Rapids. USA.
(1994) Iowa: Cedar, Rapids. USA.
PHU, lê Hoàng BẢN DIỄN
Ý (BDY)
(1998) Thánh Kinh Hội Quốc Tế.
THÁNH KINH HỘI Viêt Nam KINH THÁNH CỰU ƯỚC và TÂN ƯỚC (BTT)
(1926)
BAN NHUẬN
CHÁNH KINH THÁNH TÂN ƯỚC (BNC)
(1951)
TÁC PHẨM:
AMBLER,
Rex GLOBAL
THEOLOGY
(1990) London,
SCM Press
AMOS, Ashish (et al) ASIAN
CHRISTIAN THEOLOGY (3 Vols)
(2002) New
York, Maryknoll.
ANH,
Đào Duy VIỆT
NAM VĂN HÓA SỬ CƯƠNG
(1938) Huế, Quan Hải Tùng Thư.
AQUINAS, Thomas SUMMA THEOLOGIAE (Kowing and Naming God)
(Edited by Herbert McCabe O.P. 1963) Vol. 3 (1a. 12-13), London. Blackfriars.
BADHAM, Paul THE CONTEMPORARY CHALLENGE OF
(1988) THE MODERNIST THEOLOGY
(1988) THE MODERNIST THEOLOGY
Cardiff, University of Wales.
BERKOUWER, G.C. A
HALF CENTURY OF THEOLOGY
(1977) William B. Eerdmans Publishibng
Company
CHOPP, Rebeca S. THE POWER TO SPEAK: FEMENISM, LANGUAGE
(1989) AND GOD. New York, Crossroad
(1989) AND GOD. New York, Crossroad
CONNER, Kenvin &
Ken Meaimin INTERPRETING
THE SCRIPTURES
(n.d) Porland,
Porland Bible College.
FLEMING, Dean CONTEXTUALIZATION IN THE NEW T ESTAMENT (2005) England, IVP.
FORD, David THE MODERN THEOLOGIANS
(1997) Oxford, Blackwell.
GLASER, Ida THE BIBLE AND OTHER FAITHS
(2005) England,
Inter–Varsity-Press.
GOLDSWORTHY, Graeme GOSPEL
CENTRED HERMENEUTICS
(2006) England,
Nortingham , Appolos.
GUSTAVO, Guttlerrez THEOLOGY
OF LIBERALISM
(1988) New York,
Orbis Books.
HÀM, Dương Quảng VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU
(1941) Sa Đéc:Nhà Xuất Bản Tổng Hợp,Đồng Tháp,Tái bả
KOYAMA, Kosuke WATER BUFFALO THEOLOGY (1974). New York, Orbis Book.
KUNG, HANS INFALLIBLE ?
(1970) Translated
from the German by Eric Mosbacher
KUNG, HANS CHRISTIANITY AND THE WORLD RELIGIONS
(1985) Trans.
Peter Heinegg, New York, Doubleday.
MASTER, Peter NOT
LIKE ANY OTHER BOOK
(2004) London, The Wakeman Trust.
PARRAT, JOHN DOING CONTEXTUAL THEOLOGY
(1996) London,
SPCK.
PHU, Lê Hoàng LỊCH SỬ HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM
(1972)
(1911-1965), PhD. Dissertation, New York.
RO, Bong Rin & Ruth Eshenaur THE
BIBLE & THEOLOGY IN ASIAN CONTEXT (1984) rd of
Life & Asia Theological Association
SMITH, David
L CONTEMPORARY THEOLOGY
(1991) Bản Việt Ngữ: Alliance Evangelical Divinity
School, Anaheim, CA (2002).
School, Anaheim, CA (2002).
SƠN, Trần Thái THẦN
HỌC TIN LÀNH CHO NGƯỜI VIỆT NAM
(2011) Ha Noi, Nhà Xuất bản Tôn Giáo.
STULTS, Donald
Leroy DEVEPOING AN ASIAN EVANGELICAL
THEOLOGY
THEOLOGY
(1989) Manila, OMF
Literqture.
TILLICH,
Paul. THEOLOGY
OF CULTURE
(1959) Ed.Robert, C.Kimball, New York, Oxford University.
TIMOTHY, Le THE WORD BECAME FLESH
(2000) UK, The University of Birmingham.
YEOW,
Choo Lak, TIME
FOR ACTION
(1988) Singapore: ATESEA.
†
GỒM CÓ:
Hướng Đến Một Giáo Hội Trưởng Thành
và Một Nền Thần Học mang Bản Sắc Việt
Nam
Tr: Phần Một: HƯỚNG ĐẾN MỘT GIÁO HỘI TRƯỞNG THÀNH 1
Phần Hai: NỀN THẦN HỌC MANG BẢN
SẮC BẢN ĐỊA 3
Xác
Định Ý Nghĩa Thần Học Chính Thống 3
Tổng
Quan về Thần Học mang bản Sắc Văn Hóa Bản Địa 5
Thần
Học Bối Cảnh 5
Nguyên
Tắc Xây Dựng Thần Học Bản Địa 7
Thần
Học Phúc Âm Tại Việt Nam 8
Phần Ba: HƯỚNG ĐẾN MỘT NỀN THẦN HỌC MANG BẢN SẮC VIỆT NAM 9
[ Mô Hình Đề Nghị ]
[ Mô Hình Đề Nghị ]
Những
Hình Ảnh Khác Nhau Trong Cuộc Sống 9
Hình
Ảnh Gieo Giống 9
Lời
Giáo Huấn của Chúa Jesus 10
Ứng
Dụng 11
LỜI KẾT 13
BIỂU VIẾT TẮT 17
TÀI
LIỆU THAM KHẢO 17 -
19
†
[4] Các Tham Luận của Mục sư Hội
Trưởng Nguyễn Hữu Mạc, Mục sư Tiến sĩ Mã Phúc Thanh Tươi, và Mục sư Siu Y Kim.
[6]Tham Luận của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn đã chú trọng về “Cải cách Thần Học Phúc Âm” sao cho thích nghi với Văn Hóa
Việt mới gọi là một Giáo Hội Trưởng
Thành…
[9]
Ms Trần
Thái Sơn, Thần Học Tin Lành Cho Người Việt
Nam (Hà Nội: Nhà Xuất bản Tôn Giáo,
2011), Pp. 1.010.
[10] Timothy Le, The Word Became Flesh (Birmingham: The
University of Birmingham, 2000), Pp. 286. Phúc Âm và Văn Hóa (Bản tiếng Việt do
Dr.Hoàng Vinh chuyển ngữ; Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo (2002), Pp. 351.
[11] Lê Hoàng Phu, A Short History Of The Evangelical Church Of Vietnam (1911-1965) (New
York: New York University1972), Pp.545. TEE VN chuyển ngữ: Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo,
2010), tr. 398-400.
[12] Thomas Aquinas”Theologia Deum docet, a Deo
Decectur, ad Deum ducit.” (Theology teaches of God, is taught by God, and
leads to God.” SUMMA THEOLOGIAE “Knowing
and Naming God Vol 3 (1a
12-13),London: Blackfriars,1963, Pp.117.
[13] Thần Học có nhiều ngành: Lịch sử Thần Học, Giải Kinh
Thần Học.Thần Học Hiện Đại, vv… Nhưng trong phạm vi Tham Luận nầy chỉ đề cấp
đến Thần Học Bối Cảnh (Contextual
Theology)., thuộc trong Thần Học Hiện Đại
[14] Systematic Theology gồm: Thiên Chúa học,Thánh Linh học, Nhân
Loại học, Tội Khiên học, Cứu Thục học và Lai Thế học.
[15] Dean Fleming, Contextualization in the New Testament (England:
Apolos, 2005), Pp. 344.
[16]
Từ ngữ CONTEXT vừa có nghĩa là VĂN
MẠCH, nhưng cũng có nghĩa là VĂN CẢNH và BỐI CẢNH.
[17] So
với lập trường của Hội Thánh Chính Thống. Kevin Conner & Ken Maimin, Interpreting
The Scriptures (Porland: Porland Bible College, nd.), pp. 13-16.
[18] David Smith, Contemporary
Theology: Chương Phụ lục: “Một số Khuynh hướng Thần Học của Thế Giới Thứ
Ba” (Bản Việt ngữ, Aliance Evangelical DivinitySchool:Anaheim,CA,2002),
pp.321-333.
[19] Công tác nầy có thễ dẫn đến việc “Nhổ bỏ
LÚA MÌ thay vì nhổ bỏ CỎ LÙNG; hoặc GIEO thêm CỎ LÙNG vào ruộng. ” (Xem Phúc
Âm Mathiơ 13,26-30; Đối chiếu BTT với
bản NCV tr, 10, sẽ thấy sự trùng âm dị nghĩa
giữa từ WHEAT và
WEEDS trong Anh Ngữ theo Phúc
Âm Mác 4.18.
[20] Từ nầy ít nhất có 03 nghĩa: (i)
TEXT = Bản Văn (ii) CONTEXT = Văn mạch;
và (iii) Văn Cảnh =Nguồn Chính (Primary
Source = người phát ngôn; Nguồn Phụ (Secondary Source = Người Trung chuyển;
và (iii) Destination = Người Nhận.
[21] Do Ariah Amos Chủ biên, tổng hợp
công trình này được xuất bản thành 3 Bộ:
Vol. I – Châu Á, Nam Á và Úc Á, Pp.697; Vol.II: Đông Nam Á, Pp. 684 và Vol. III
– Đông Bắc Á, Pp.768. Chủ biên: Michael Amaladoss sj Delhi, India: ISPCK, Claretian PuplisherOrbis Bookis, 2004.
[23] Do KOSUKE
KOYAMA chủ xướng, The Water Buffalo
Theology mô tả đời sống các dân tộc Châu Á- từ SINGAPORE- THÁI LAN – TRUNG
QUỐC – HONG KONG đến PHI LUẬT TÂN – NAM
DƯƠNG – MIẾN Đ0IỆN - VIỆT NAM – NHẬT BẢN .. ĐÀI LOAN…lao động cực nhọc với đồng
ruộng của họ; chưa kể đến những áp lực khác trong cuộc sống.(New York:
Orbisbook, 1959), Xem thêm Ashish Amos (et al), Asian
Christian Theologies Vol.1.
[24] The MINYUNG
THEOLOGY (MIN= Nhân Dân; JUNG = Quần Chúng) tại Nam Hàn do HANS KUNG khởi
xướng năm1985, mục đích kết hợp Niềm Tin
Tôn Giáo với Truyền Thống Dân Gian. Hans Kung, Christianity and the Third World Religions (Trans. Peter Heinegg:
New York, Doubleday & Company, Inc, 1985), pp. 410- 411.
[25] BLACK THEOLOGY, nổi bật có J. Deotis, Robert, Jr. Liberation and Reconciliation: A Black Theology (Philadelphia:
P.A. Wesminster Press, 1971), Tại Hoa Kỳ có Martin Luther Kings (1929-1068).
[26] Theology of LIBERALISM = Thần Học Giải Phóng do Gustavo
Guttlerrez khởi xướng năm 1973 tại Châu Mỹ La Tinh nhằm kêu gọi sự Giải Phóng
TÂM LINH phải đi đôi với giải phóng XÃ HỘI
khỏi mọi áp bức, bất công, trong tác phẩm Theology
of Liberalism: HISTORY – POLYTICS
and
SALVATION (Maryknoll,
New York: Orbis Book, 1988), p. 8.
[28]
David Smith, Opcit.,
24
[30] Nghiên Cứu Giáo Lý và Thực Nghiệm (từng
trãi) Giáo lý là hai lãnh vực khác nhau. Các Giáo sư Thần Học ở Viện Thần Học Đại kết Geneve (Thụy sĩ)
hay Union ở New York (Nữu Ước)
không nhất thiết phải là Cơ Đốc Nhân.
[32] Quý vị: Cố Ms Lê Văn Thái, Ông văn Huyên, Đòan Văn
Miêng, Lê Hoàng Phu, vv…đã từng đi bước trước trong cách Giải Thích và Áp dụng
Thánh Kinh vào Văn Hóa Người Nghe.
[33]
CHRISTIAN & MISSIONARY
ALLIANCE.
[37] John Parratt. A Guide To Doing Theology (London:
SPCK., 1996), p. 108
[39] John Parratt, Loc.cit.
Để phù hợp giữa Thần Học Chính Thống
với Thần
Học Tự Do (Liberal); thay vì Bản
Địa hóa;
Thần Học Á Châu áp dụng Khung Cảnh hóa. (Contextualisation).
[41] Nếu muốn nói hướng
đến một nền Thần Học theo Bản Sắc Việt Nam, thì trước hết hình ảnh LÚA GẠO,
là rõ ràng và gần gũi nhất. Ca Dao Việt Nam cũng xác nhận: “Lạy TRỜI
MƯA xuống, lấy NƯỚC tôi uống, lấy RUỘNG tôi cày, lấy đầy BÁT CƠM” Dương Quảng
Hàm, Việt Nam Văn Học Sử Yếu (Sa Đéc:
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp, Đồng Tháp, Tái Bản 1993), tr.70-74.
[42] Có nhiều hình ảnh TƯƠNG TỰ nhưng vấn đề là những
hình ảnh ấy có Nền Tảng KINH THÁNH không?
[44] Bài nầy nhắm về LÚA GẠO là nông sản chính ở
Việt Nam, nên tạm gọi là THE RICE
THEOLOGY - Thần Học về LÚA GẠO, hay THE SEED THEOLOGY - Thần Học
về HẠT
GIỐNG.
[45] Kinh Thánh: Giăng 12. 24-33 (BTT).
[49] Kinh Thánh: ITimôthê
5.7 (BTT).
[50] Kinh Thánh: ICổ Linh
3.6 (BDY).
[51] Kinh Thánh: Mathiơ13.30; Luca 3.17(BTT)Trong Ngày Tận Thế Chúa sẽ Đoán xét và Thưởng phạt công minh.
[52] Kinh Thánh: Sáng thế
Ký 1.29 (BTT).
[54] Kinh Thánh: Giăng 6.25 (BTT)
[55] Kinh Thánh: Giăng
12, 24 (BTT)
[56] Kinh Thánh: Giăng
12. 34 (BTT)
[58] Người Gieo giống (c.3); Giống Tốt (c.25a); Cỏ Lùng (c.25b); Hột Cải (c.31); Men
(c.33); Của Báu (c.44);
Người
Lái Buôn (c.45);
Tay Lưới (c.47); Vật Mới và Cũ trong KHO (c.51).
(BTT).
Tất cả hình ảnh Thí dụ nầy, và những
hình ảnh ứng dụng Chân Lý Chúa cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, đều có thể áp dụng Thần Học Bối Cảnh.
[60] Kinh Thánh: Giăng 6.30-38; chú ý câu 35. (BTT).
[62] Peter Master, Not Like Any Orther Book (London: The
Wakeman Trust, 2004), Pp. 161.
[64] Từ Áo Dài Khăn
Đóng rồi đến Tây Phục, Veston màu
TRẮNG. Kinh Thánh theo Chữ NÔM, sau đó mới dịch ra QUỐC NGỮ (Tiếng VIỆT).
[68] Yeow Choo Lak, Time For Action (Singapore: ATESEA, 1988),
p.107.
[70] Kinh Thánh: Ôsê 10.12. (BTT).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét